Bài thuốc trị đau thượng vị bạn nên tham khảo

Đau vùng thượng vị thuộc chứng vị quản thống trong y học cổ truyền với các biểu hiện chủ yếu như người mệt mỏi, bụng ậm ạch khó chịu…

Đau vùng thượng vị thuộc chứng vị quản thống trong y học cổ truyền với các biểu hiện chủ yếu như người mệt mỏi, bụng ậm ạch khó chịu, ngực sườn đầy tức, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi hoặc chua. Bệnh thể khi cấp khi hoặc mạn, thời gian mắc bệnh khi dài khi ngắn. Bệnh thường hay chuyển thành mạn tính hoặc dễ tái phát.

Nguyên nhân do ăn uống không điều độ, do ăn thức ăn lạ không phù hợp làm tổn thương tỳ vị gây đau hoặc do căng thẳng thần kinh âu lo, buồn bã, giận dữ quá mức làm cho can khí uất kết phạm tới vị khí gây đau.

Đau vùng thượng vị do căng thẳng thần kinh

Triệu chứng: Đau vùng thượng vị lan tới 2 mạng sườn, bụng đầy hơi, miệng đắng, hay cáu gắt, mặt đỏ, ợ  nóng, buồn nôn, nôn nước chua, rêu lưỡi vàng.

Bài thuốc tuỳ theo thể bệnh:

Thể khí trệ: dùng diên hồ sách 12g, ô dược 20g, hương phụ 20g, sa nhân 8g, trần bì 12g, cam thảo 12g. Sắc uống.

Thể hỏa uất: dùng thược dược 20g, đan bì 20g, chi tử 20g, thạch bì 8g, trần bì 10g, trạch tả 16g, bối mẫu 12g (thược dược tẩm dấm vi sao). Sắc uống (uống mát).

Thể huyết ứ: dùng bồ hoàng 48g, ngũ linh chi 48g. Tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g.

Đau vùng thượng vị do ăn uống không điều độ, tỳ vị hư hàn

Triệu chứng: Đau vùng thượng vị liên miên, mệt mỏi, đầy bụng, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, buồn nôn, nôn nước trong, rêu lưỡi trắng nhợt.

Bài thuốc

Để ôn trung kiện tỳ (do ăn uống không điều độ): nhân sâm 15g, can khương 30g, thục tiêu 10g. Sắc uống lọc bỏ bã, thêm đường quấy đều uống trong ngày.

Để hòa trung tiêu thực (do thức ăn lạ, không phù hợp): mạch nha 20g, sơn tra 16g, thần khúc 20g, phục linh 18g, bán hạ 16g, trần bì 8g, la bạc tử 10g, liên kiều 8g. Các vị trên giã dập, sắc uống, lọc bỏ bã. Uống khi thuốc còn ấm.

TS. Trần Xuân Nguyên/ Sức khoẻ & Đời sống

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top