Bằng việc học tập, chọn lọc qua hơn 40 năm các phương pháp dưỡng sinh nổi tiếng, DS Trần Xuấn Thuyết đã đúc kết ra bài tập nâng cao khí lực giúp cơ thể khỏe mạnh, minh mẫn trường thọ.
DS Thuyết cho biết, nhờ bài tập “Tập luyện nâng cao Khí - Lực” và “ngồi thiền luyện tinh hóa khí”... mà ông trẻ hơn so với tuổi thực cả hơn chục năm, ngoài 80 tuổi vẫn “yêu vợ” hàng đêm và chiến thắng được 4 bệnh tật: Thoái hóa đốt sống cổ; Đau quanh khớp vai;Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng; Áp xe răng, Nha chu viêm và Đột quỵ (nhồi máu não đa ổ năm 2018)..
Theo DS Thuyết, con người ta muốn làm tốt việc gì cũng phải có Khí - Lực tốt. “Tập luyện nâng cao Khí - Lực” không nên đợi khi nào “Sức cùng - Lực kiệt” mới bắt đầu tập luyện, mà nên bắt đầu từ khi Khí - Lực còn “sung mãn” (chẳng khác gì phải “gửi tiết kiệm An sinh” từ lúc đang ăn nên làm ra) thì đến khi về già mới có thể “Sống vui, sống khoẻ, sống có ích cho gia đình và xã hội” và vẫn còn hưởng thụ được “Cảm khoái, thư giãn” của loài người từ khi ngậm vú mẹ đến khi nhắm mắt xuôi tay..
Con người ta muốn làm tốt việc gì cũng phải có khí - lực tốt.
Mỗi người cần có một bài tập nâng cao khí - lực phù hợp ý thích và sức của mình. Có người thích Thái cực quyền, có người thích Suối nguồn tươi trẻ,... Vần đề cốt lõi là ở chỗ: Phải coi việc tập luyện cần thiết như cơm ăn, nước uống, không khí hít thở, ngày nào cũng phải tập luyện.
Thời gian tập tốt nhất là sau khi ngủ dậy. Khi đã tập thành thạo, tổng thời gian tập là 40 đến 50 phút.
Khởi động: Chạy tại chỗ trên sàn (chân chạy, tay vung ngang ngực, mới đầu chạy chậm, sau nhanh, 1/3 bàn chân phía trước tiếp súc với sàn) trong 2 phút. Vừa chạy vừa đếm nhẩm câu chú Vui - Vẻ - Trẻ - Trung - Sống - Lâu - Trăm - Tuổi để giúp tập trung tư tưởng, tránh suy nghĩ lung tung, tạo niềm tin nâng cao chất lượng cuộc sống (không đọc thành lời, chỉ nhẩm trong đầu). Tiếp đó, khi tập động tác nào thì đọc tên và số câu chú để vừa tập trung tư tưởng, vừa tránh nhầm lẫn. Ví dụ: Gõ răng 10, Vỗ Bách hội 10, Xoa bóp cánh tay 2/4...
A. Ngồi tập: Ngồi trên gối tròn, kiểu kiết già (kéo bàn chân phải gác lên đùi chân trái rồi kéo bàn chân trái gác lên ống chân phải. 2 lòng bàn chân đều ngửa lên trời) 2 lòng bàn tay úp trên 2 lòng bàn chân. Hai mắt khép hờ (người bệnh đau, cứng khớp thì ngồi bình thường cũng được)
1. Gõ răng: Đập 2 hàm răng vào nhau (như kiểu rét run lập cập) mỗi lần đập nhẩm 1 chữ. Thời lượng: 10 câu chú
2. Đảo lưỡi: quay lưỡi vòng quanh hàm răng, mỗi vòng nhẩm1 chữ. Xong bên trái rồi đến bên phải. Mỗi bên 2 câu chú.
3. Súc miệng, nuốt Ngọc dịch: Súc miệng thật mạnh 3-4 cái rồi nuốt hết nước bọt (nhẩm 1 chữ). 2 câu chú.
4. Xoa Đan điền: Kéo cạp quần tụt xuống bẹn, đặt bàn tay vào dưới rốn, quay vòng như kim đồng hồ (lấy rốn làm tâm điểm) mỗi vòng nhẩm 1 chữ. Thời lượng mỗi tay 2 câu chú, xong tay phải thì đến tay trái
5. Vỗ Bách hội: Thót (nín) hậu môn. Lưỡi đưa lên vòm khẩu cái rồi vỗ 8 ngón tay giữa vào vùng bách hội, mỗi nhát vỗ nhẩm 1 chữ, tiếp tục di chuyển vị trí vỗ, xoay quanh vùng bách hội. Thực hiện 10 câu chú, mất ngủ hoặc rối loạn tuần hoàn não thời lượng tập gấp đôi.
6. Gãi chân tóc: Dùng móng của 8 ngón tay gãi các chân tóc trên đầu (kể cả gáy) lần gãi đi và lần gãi lại nhẩm 1 chữ. 2 câu chú.
7. Chải đầu, rửa mặt: 2 bàn tay ôm lấy mặt, kéo 2 bàn tay xuống cằm rồi vòng ra sau gáy, đẩy 8 ngón tay lên đầu làm lược chải tóc ngược lên phía trước, mỗi vòng nhẩm 1 chữ.
8. Miết đầu: Nắm 2 bàn tay lại, đặt trước trán, kéo miết ra sau gáy rồi lại kéo về trước trán, nhẩm 1 chữ. 2 câu chú
9. Gõ trống trời, bật lỗ tai: 2 lòng bàn tay áp chặt 2 loa tai, 10 ngón tay ôm phía sau gáy. Ngón tay đập vào gáy (4 ngón phải cùng lúc với 4 ngón trái) 2-3 cái, tạo tiếng kêu “lung bung” như gõ trống, 2 bàn tay ép chặt vành tai rồi giật mạnh ra, tạo tiếng bật (trong khi 10 ngón tay vẫn ôm gáy) nhẩm 1 chữ. Thời lượng 4 câu chú, thính lực kém thì thời lượng tập gấp đôi.
10. Bật vành tai: 10 ngón tay đặt lên 2 vành tai, bật mạnh các ngón tay vào lòng bàn tay. Mỗi lần bật nhẩm 1 chữ. 4 câu chú.
11. Xát Thái dương và Ế phong (gốc tai): Ngón trỏ đặt phía Ế phong (sau gốc tai) ngón đeo nhẫn phía Thái dương; đẩy lên rồi kéo xuống nhẩm 1 chữ. Thời lượng 4 câu chú.
12. Thông lỗ tai: 2 ngón tay út móc vào lỗ tai, 10 cái.
13. Vuốt mu mắt: Nhắm mắt lại; mỗi bàn tay dùng 2 ngón (trỏ và đeo nhẫn) đặt vào góc mắt sát sống mũi (huyệt tình minh) rồi vuốt ra ngoài, mỗi lần vuốt nhẩm 1 chữ. Thời lượng 4 câu chú.
14. Đảo con mắt: Chống 2 bàn tay trên đầu gối, 2 mắt tập trung nhìn thẳng vào 1 điểm, rồi đảo mắt quay vòng tròn như kim đồng hồ, mỗi vòng nhẩm 1 chữ. Mỗi bên thực hiện 2 câu chú, thị lực kém thì thời lượng tập gấp đôi). Lưu ý: Khi mới tập đảo mắt theo vòng tròn rất khó và đau, phải cố gắng, kiên trì vài buổi mới tập được thành thạo
15. Bấm huyệt Tinh minh: Đặt ngón cái và ngón trỏ của 1 bàn tay vào 2 huyệt Tinh minh (nằm ở 2 hốc mắt, sát sống mũi) day bấm, mỗi nhát bấm nhẩm 1 chữ. 10 câu chú.
16. Xát sống mũi: Hai bàn tay nắm lại, dùng 2 ngón cái (chỗ xương khuỳnh ra) xát dọc 2 sống mũi. Mỗi lần đẩy lên, kéo xuống nhẩm 1 chữ. Thời lượng: 2 câu chú
17. Day huỵệt Nghinh hương: dùng ngón trỏ của 2 bàn tay đặt vào 2 huyệt Nghinh hương (2 điểm ở góc vành ngoài mũi) day, mỗi nhát nhẩm 1 chữ. Thời lượng 2 câu chú.
18. Bấm huyệt Nhân trung và Thừa tương: dùng ngón trỏ và ngón cái của 1 bàn tay bấm cùng lúc vào 2 huyệt (Nhân trung ở giữa môi trên, dùng ngón trỏ. Thừa tương ở giữa môi dưới, dùng ngón cái) mỗi nhát bấm , nhẩm 1 chữ. Thời lượng 2 câu chú. Để dễ bấm, nên bĩu môi ra 1 chút (chú ý bấm nhẹ để tránh đau).
19. Xát mép (trên, dưới): Dùng ngón tay trỏ phải, đặt đầu ngón tay vào mép trái trên, kéo miết ngón tay sang mép phải (rồi dùng ngón tay trỏ trái làm tiếp như trên). 2 lần miết tay, nhẩm 1 chữ. Mép dưới cũng làm đồng thời như vậy. Thời lượng 2 câu chú.
20. Vuốt mặt: bàn tay phải đặt lên trán rồi vuốt xuống cằm (lại tiếp đến bàn tay trái). Mỗi lượt vuốt, nhẩm 1 chữ. Thời lượng 4 câu chú.
21. Vuốt họng, cổ: giang rộng bàn tay, đặt phía dưới cằm,vuốt xuống họng, cổ; tay phải vuốt lượt trước, tay trái lượt sau. Mỗi lượt vuốt, nhẩm 1 chữ. Thời lượng 3-4 câu chú.
22. Xát gáy, cổ: vòng 2 bàn tay phía sau cổ, đan 8 ngón tay với nhau ôm vào cổ, kéo miết sang phải rồi lại miết sang trái nhẩm 1 chữ. Thời lượng 3-4 câu chú, bị thoái hoá các đốt sống cổ hoặc rối loạn tuần hoàn não, thì thời lượng tập gấp đôi.
23. Quay đầu, cổ: quay đầu sang bên nào, phải chú ý: mắt nhìn rõ bờ vai bên ấy Quay trái + phải (nhẩm 1 chữ). Thời lượng 3-4 câu chú, bị thoái hoá các đốt sống cổ thì thời lượng tập gấp đôi.
24. Vặn mình: 2 bàn tay nắm lại, để song song 2 cánh tay với nhau ở bên trái rồi chuyển mạnh sang phải (nhẩm 1 chữ). 4 câu chú.
25. Xoa, bóp 2 cánh tay: Xoa: bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái, kéo miết lên tận bờ vai, rồi ngửa cánh tay trái để kéo miết bàn tay phải xuống tận cổ tay (kéo lên kéo xuống nhẩm 1 chữ). Thời lượng 2 câu chú.
Bóp: bàn tay phải nắm lấy cổ tay trái , bóp mạnh rồi lại nhả để di chuyển dần, tiến dần đến bờ vai, lại về cổ tay, 2 nhát bóp nhẩm 1 chữ. Thời lượng 10 câu chú. Xoa + bóp xong tay phải thì đến tay trái
26. Xoa lòng bàn tay: chập 2 lòng bàn tay với nhau để xoa, khoảng 10 cái cho nóng bàn tay.
27. Vuốt mu bàn tay: bàn tay phải nắm lấy cổ tay trái phía mu, rồi vuốt ra, sau lại đến lượt tay phải. Mỗi lần vuốt nhẩm 1 chữ. Thời lượng 2 câu chú.
28. Quay bàn tay và cổ tay: 2 bàn tay úp vào nhau, rồi mở ngửa 2 lòng bàn tay, lấy cạnh có 2 ngón út làm điểm tựa, hất các ngón tay lên quay 1 vòng. Hai lòng bàn tay ở chiều úp xuống, hai ngón cái sát nhau. Tiếp tục quay như thế. Mỗi vòng nhẩm 1 chữ. Thời lượng 2 câu chú. Sau đó đảo chiều ngược lại, thời lượng 2 câu chú.
DS Trần Xuấn Thuyết cho biết, nhờ bài tập “Tập luyện nâng cao Khí - Lực” và “ngồi thiền luyện tinh hóa khí”... mà ông trẻ hơn so với tuổi thực cả hơn chục năm
Câu chú là câu Tự kỷ ám thị của cụ Cao Hồng Lãnh (Tây hồ, Hà Nội) kết hợp với Thiền và Khí công do kiên trì luyện tập trong nhiều năm, cụ đã chiến thắng nhiều bệnh hiểm nghèo. Năm 2006 thọ 101 tuổi (80 tuổi Đảng), cụ vẫn minh mẫn dẻo dai. Tên thật của cụ là Phan Thêm hoặc Phan Hải Thâm. Cao Hồng Lãnh là bí danh cách mạng do Bác Hồ đặt cho vào năm 1927 tại Quảng Châu.