Bài tập đơn giản giúp chân chắc khỏe, giữ thăng bằng tốt hơn

Cải thiện sự thăng bằng sẽ cần nhiều thời gian và công sức. Nhưng khi có khả năng giữ thăng bằng tốt, bạn sẽ không bị té ngã, tránh tai nạn và dễ dàng giữ ổn định trong cuộc sống.

Theo Ava Fagin, chuyên gia về y học thể thao (Mỹ) cho biết, tập luyện giữ thăng bằng không chỉ tăng cường sức khỏe của gân, cơ, khớp mà còn giúp vết thương (như bong gân mắt cá chân) lành nhanh hơn và cải thiện sức khỏe, tăng cường sự tập trung, ngăn ngừa chấn thương do té ngã.

Bên cạnh đó, các bài tập thăng bằng cũng có thể có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần.

Dưới đây là một số bài tập đơn giản giúp chân chắc khỏe, giữ thăng bằng tốt hơn

Chùng chân

Các động tác chùng chân hỗ trợ làm tăng sức mạnh cho phần thân dưới và cơ tứ đầu đùi. Đây cũng là bài tập tăng cường sức mạnh cơ lõi tốt nhất mà bạn có thể thực hiện để cải thiện sự cân bằng và ổn định.

Cách thực hiện:

Đứng thẳng. Bước chân phải về phía trước, tạo một góc 90 độ. Nhón chân trái, hạ đầu gối, cẳng chân trái song song với sàn.

Từ từ căng chân trái và đưa sang bên trái, chân phải giữ vuông góc, giữ hông trung lập, hai tay đặt hai bên thắt lưng. Giữ tư thế trong khi đếm đến 6.

Trở về tư thế đứng và đổi chân.

Lặp lại 5 lần mỗi bên.

Tư thế nâng chân và cánh tay

Bài tập này rất hữu ích với mục tiêu cải thiện khả năng giữ thăng bằng do tư thế không chỉ nhắm vào gân kheo, cơ mông, vai mà còn hỗ trợ hông khỏe mạnh và làm săn chắc cơ bụng.

Cách thực hiện:

Bắt đầu ở tư thế chống hai tay bằng vai, quỳ trên hai gối rộng bằng hông.

Vươn dài cánh tay phải ra phía trước, qua đầu, chân trái duỗi thẳng căng ra sau sao cho cả hai song song với sàn.

Giữ trong ba nhịp thở.

Từ từ co khuỷu tay phải và đầu gối trái chạm nhau phía dưới bụng.

Sau đó đưa tay ra trước, chân ra sau. Trở về tư thế trung lập và đổi bên.

Lặp lại ba lần ở mỗi bên.

Tư thế tấm ván cân bằng

Tư thế này giúp cải thiện khả năng cân bằng, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận và cải thiện cơ lõi.

Cách thực hiện:

Bắt đầu với tư thế hai tay chống xuống sàn, rộng bằng vai và hai chân rộng bằng hông, gót chân hướng lên trần sao cho từ gót chân lên đến đỉnh đầu là một đường thẳng.

Giữ tư thế này trong 10 giây, sau đó nhấc tay phải lên khỏi mặt đất và đưa ra trước mặt bạn trong 10 giây. Giữ cổ thẳng hàng và mắt nhìn xuống sàn trước mặt.

Quay trở lại tư thế plank bình thường trong 10 giây và lặp lại với tay trái.

Thực hiện 3-5 lần mỗi bên.

Đứng bằng một chân

Đứng bằng một chân là cách hiệu quả để rèn luyện và cải thiện khả năng giữ thăng bằng. Những bài tập một chân này không chỉ tác động vào phần cơ lõi mà còn tăng cường khả năng ổn định cho phần thân dưới.

Cách thực hiện:

Tư thế tập với ghế:

Đặt ghế trước mặt với khoảng cách dài hơn một sải tay.

Đứng chụm hai chân.

Duỗi căng chân trái ra sau, vươn cả hai tay về phía ghế, từ từ hạ thân người sao cho cơ thể song song với mặt đất.

Sử dụng sự hỗ trợ của cơ mông để đứng lên. Thực hiện đổi bên.

Lặp lại 10 lần mỗi bên.

Tư thế tập với tạ:

Giống với tư thế tập với ghế nhưng thay vì vươn người về phía trước, hãy hạ tạ xuống sàn cho đến khi cánh tay vuông góc với cơ thể, sau đó trở về tư thế đứng thẳng.

Bài tập xoay tròn

Để tăng cường nhận thức về môi trường thông qua các giác quan, hãy thực hiện các động tác xoay đầu.

Ngồi hoặc đứng, lưng thẳng, quay đầu sang trái rồi sang phải

Dùng mắt quan sát xung quanh.

Bạn cũng có thể cảm thấy thú vị khi đứng bằng một chân trong khi thực hiện động tác này.

Theo VietnamDaily
Tắc ruột do “hội chứng ăn tóc”

Tắc ruột do “hội chứng ăn tóc”

Hội chứng Rapunzel là hội chứng tâm lý hiếm gặp với biểu hiện từ việc với sở thích nhổ tóc và ăn tóc. Ăn nhiều tóc không kiểm soát được sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
back to top