Ba kịch bản Covid-19 giai đoạn mới

Dựa trên diễn biến của nhiều dịch bệnh trong quá khứ, các chuyên gia nhận định Covid-19 có thể phát triển theo ba kịch bản.

<div> <p>C&aacute;c nước ban bố lệnh hạn chế đi lại, cuộc chạy đua vaccine vẫn tiếp diễn trong khi căn bệnh b&ugrave;ng ph&aacute;t ở nhiều quốc gia ngo&agrave;i Trung Quốc đại lục như H&agrave;n Quốc, Iran v&agrave; Italy l&agrave;m dấy l&ecirc;n c&acirc;u hỏi, dịch bệnh sẽ chấm dứt như thế n&agrave;o.</p> <p>Ph&acirc;n t&iacute;ch manh mối của c&aacute;c vụ dịch tương tự, c&aacute;c nh&agrave; khoa học đưa ra ba kịch bản về diễn biến của nCoV.</p> <p>Năm 2002, khi hội chứng h&ocirc; hấp cấp t&iacute;nh nặng (SARS) c&agrave;n qu&eacute;t khắp ch&acirc;u &Aacute; với tỷ lệ tử vong l&agrave; 10%, thế giới kh&ocirc;ng c&oacute; thuốc đặc trị để chống lại căn bệnh. T&igrave;nh h&igrave;nh kh&aacute; tương đồng với dịch hiện tại, chỉ kh&aacute;c tỷ lệ tử vong của Covid-19 l&agrave; 2,3%.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Nhân viên y tế bên trong bệnh viện dã chiến do Bộ Y tế Peru xây dựng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 vào ngày 27/2. Ảnh: AFP" src="https://khds.1cdn.vn/2020/02/11/2-thang-1-7046-1583230434.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>Nh&acirc;n vi&ecirc;n y tế b&ecirc;n trong bệnh viện d&atilde; chiến do&nbsp;Bộ Y tế Peru x&acirc;y dựng để điều trị cho bệnh nh&acirc;n Covid-19&nbsp;ng&agrave;y 27/2. Ảnh:&nbsp;<em>AFP</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><strong>SARS suy yếu chỉ sau v&agrave;i th&aacute;ng</strong>. Đại dịch đ&atilde; được kiểm so&aacute;t v&agrave; gần như bị ti&ecirc;u diệt ho&agrave;n to&agrave;n th&ocirc;ng qua hợp t&aacute;c quốc tế v&agrave; &aacute;p dụng c&aacute;c biện ph&aacute;p truyền thống như phong tỏa, kiểm dịch v&agrave; truy t&igrave;m con đường l&acirc;y nhiễm của người bệnh.</p> <p><strong>Nếu Covid-19 c&oacute; diễn biến tương tự, đ&acirc;y sẽ l&agrave; viễn cảnh l&yacute; tưởng</strong>. Song điểm mấu chốt l&agrave; bệnh nh&acirc;n mắc SARS c&oacute; c&aacute;c triệu chứng nghi&ecirc;m trọng hơn so với nhiễm nCoV. Người d&acirc;n thường lập tức đến bệnh viện nếu thấy biểu hiện bất thường.</p> <p>Trong khi đ&oacute;, c&aacute;c trường hợp nhiễm Covid-19 kh&oacute; khoanh v&ugrave;ng v&agrave; ph&acirc;n lập hơn, Stuart Weston, chuy&ecirc;n gia virus Đại học Maryland cho biết. &Ocirc;ng Weston c&ugrave;ng một nh&oacute;m nh&agrave; khoa học đ&atilde; c&oacute; được c&aacute;c mẫu virus corona v&agrave; đang nghi&ecirc;n cứu ch&uacute;ng. C&aacute;c chuy&ecirc;n gia cảnh b&aacute;o, dịch bệnh tại Mỹ v&agrave; nhiều quốc gia kh&aacute;c c&oacute; thể lan rộng hơn bởi c&oacute; qu&aacute; nhiều ca bệnh nhẹ. Nhiều người thậm ch&iacute; kh&ocirc;ng biết m&igrave;nh đ&atilde; nhiễm virus.</p> <p>Kịch bản kh&aacute;c &quot;nghiệt ng&atilde;&quot; hơn nhiều l&agrave; <strong>Covid-19 c&oacute; diễn biến giống với đợt b&ugrave;ng ph&aacute;t Ebola giai đoạn 2014-2016 ở T&acirc;y Phi</strong>. Vụ dịch ảnh hưởng nặng nề tới c&aacute;c quốc gia c&oacute; hệ thống y tế yếu k&eacute;m. Đ&acirc;y l&agrave; l&yacute; do v&igrave; sao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nỗ lực hỗ trợ c&aacute;c nước ch&acirc;u Phi hạ Sahara trong c&ocirc;ng t&aacute;c điều trị d&ugrave; đến nay khu vực n&agrave;y chỉ ghi nhận v&agrave;i trường hợp lẻ tẻ.</p> <p>So với nCoV, virus Ebola &iacute;t l&acirc;y lan hơn v&agrave; truyền chủ yếu qua dịch thể. Họ virus corona n&oacute;i chung c&oacute; trong giọt h&ocirc; hấp, ph&aacute;t t&aacute;n khi ho v&agrave; hắt hơi. Tỷ lệ tử vong do Ebola cũng cao hơn. Trong số 28.000 người nhiễm, virus đ&atilde; giết chết 11.000. Giai đoạn 2014-2016, thiếu hụt vật tư v&agrave; nh&acirc;n vi&ecirc;n y tế, t&igrave;nh trạng ngh&egrave;o đ&oacute;i v&agrave; sự chậm trễ của c&aacute;c nh&agrave; l&atilde;nh đạo đ&atilde; khiến c&ocirc;ng ch&uacute;ng mất l&ograve;ng tin, tạo điều kiện cho căn bệnh l&acirc;y lan rộng r&atilde;i.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Một người phụ nữ và hai bé sinh đôi ở Liberia đã phải vật lộn để được hỗ trợ y tế trong vụ dịch Ebola 2014. Ảnh: Washington Post" src="https://khds.1cdn.vn/2020/02/23/hsdfh-png-6366-1583230434.png" /></td> </tr> <tr> <td> <p>Một người phụ nữ v&agrave; hai b&eacute;&nbsp;sinh đ&ocirc;i ở Liberia đ&atilde; phải vật lộn để được hỗ trợ&nbsp;y tế trong dịch Ebola 2014. Ảnh: <em>Washington Post</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Từ đầu m&ugrave;a dịch, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đ&atilde; k&ecirc;u gọi c&aacute;c nước nhanh ch&oacute;ng chuẩn bị ứng ph&oacute;. H&ocirc;m 28/2, cơ quan n&agrave;y đ&atilde; n&acirc;ng cảnh b&aacute;o về Covid-19 l&ecirc;n mức cao nhất.</p> <p>&quot;Đ&acirc;y l&agrave; b&agrave;i kiểm tra đối với ch&iacute;nh phủ c&aacute;c nước: H&atilde;y tỉnh t&aacute;o. Virus c&oacute; thể đang tấn c&ocirc;ng v&agrave; tất cả cần sẵn s&agrave;ng. Chờ đợi, tự m&atilde;n hay chủ quan l&uacute;c n&agrave;y kh&ocirc;ng phải một c&aacute;i cớ hợp l&yacute;&quot;, Michael Ryan, người phụ tr&aacute;ch c&aacute;c chương tr&igrave;nh sức khỏe khẩn cấp của WHO cho biết.</p> <p>Trong khi đ&oacute;, nhiều chuy&ecirc;n gia nhận định <strong>Covid-19 c&oacute; thể trở th&agrave;nh một dịch bệnh bền vững, trở lại mỗi năm.</strong> Đ&acirc;y l&agrave; điều từng xảy ra v&agrave;o năm 2009 khi c&uacute;m lợn (H1N1) b&ugrave;ng ph&aacute;t. Căn bệnh l&acirc;y lan với tốc độ nhanh ch&oacute;ng, ảnh hưởng tới 11 đến 21% d&acirc;n số thế giới. WHO tuy&ecirc;n bố đại dịch, nỗi sợ h&atilde;i lan rộng trong cộng đồng.</p> <p>Song H1N1 thực tế &iacute;t nghi&ecirc;m trọng hơn nhiều so với lầm tưởng ban đầu. Người bệnh hầu hết chỉ bị &nbsp;hắt hơi, sổ mũi v&agrave; ho. N&oacute; sớm trở n&ecirc;n v&ocirc; c&ugrave;ng phổ biến, được xếp v&agrave;o loại c&uacute;m m&ugrave;a đến v&agrave; đi h&agrave;ng năm.</p> <p>Tỷ lệ tử vong sơ bộ của c&uacute;m lợn cũng cao hơn so với con số 0,01 đến 0,03% cuối c&ugrave;ng được c&ocirc;ng bố. Theo th&ocirc;ng tin của Trung t&acirc;m Kiểm so&aacute;t v&agrave; Ph&ograve;ng ngừa Dịch bệnh (CDC), H1N1 giết chết 12.469 bệnh nh&acirc;n v&agrave; l&acirc;y nhiễm cho 60,8 triệu người Mỹ kể từ năm 2009 đến 2010.</p> <p>C&aacute;c chuy&ecirc;n gia dịch tễ cho rằng H1N1 c&oacute; nhiều điểm tương đồng với Covid-19 bởi tốc độ l&acirc;y lan nhanh ch&oacute;ng nhưng tỷ lệ tử vong thấp hơn SARS v&agrave; MERS.</p> <p>Covid-19 cũng khiến nhiều người li&ecirc;n tưởng đến bệnh c&uacute;m T&acirc;y Ban Nha năm 1918, tỷ lệ tử vong l&agrave; 2,5%. CDC từng gọi c&uacute;m T&acirc;y Ban nha l&agrave; &quot;đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử lo&agrave;i người&quot;, đ&atilde; l&acirc;y nhiễm cho khoảng một phần ba d&acirc;n số thế giới, giết chết 50 triệu người. Căn bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến thanh ni&ecirc;n v&agrave; người gi&agrave;. Trong khi đ&oacute;, Covid-19 giết chết người cao tuổi c&oacute; bệnh nền.</p> <p>Florian Krammer, một chuy&ecirc;n gia về bệnh truyền nhiễm của Trường Y khoa Icahn nhấn mạnh, thế giới đ&atilde; thay đổi rất nhiều so với năm 1918.</p> <p>&quot;Ch&uacute;ng t&ocirc;i từng kh&ocirc;ng c&oacute; dụng cụ chẩn đo&aacute;n hoặc kh&aacute;ng sinh chống nhiễm tr&ugrave;ng thứ cấp. Hồi đ&oacute; bệnh viện l&agrave; nơi bạn tới để chết chứ kh&ocirc;ng phải được điều trị. V&agrave; v&agrave;o năm 1918, thế giới đang c&oacute; chiến tranh. Rất nhiều người nhiễm bệnh l&agrave; l&iacute;nh bị kẹt trong c&aacute;c chiến h&agrave;o&quot;, &ocirc;ng Krammer n&oacute;i.</p> <p>Số người tử vong do Covid-19 phụ thuộc nhiều v&agrave;o mức độ l&acirc;y lan của căn bệnh, c&ocirc;ng t&aacute;c chuẩn bị ph&ograve;ng dịch.</p> <p>Nếu Covid-19 trở n&ecirc;n phổ biến như H1N1, việc ph&aacute;t triển vaccine l&agrave; rất quan trọng. Sau năm 2009, c&aacute;c chuy&ecirc;n gia đ&atilde; điều chế một loại vaccine bao gồm c&aacute;c mũi ti&ecirc;m ph&ograve;ng c&uacute;m, bắt đầu sử dụng rộng r&atilde;i cho cộng đồng v&agrave;o những năm tiếp theo. Điều n&agrave;y gi&uacute;p bảo vệ nh&oacute;m dễ bị tổn thương nhất như người gi&agrave; v&agrave; trẻ nhỏ.</p> <p><strong>Thục Linh</strong> (Theo <em>Washington Post</em>)</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo vnexpress.net
back to top