Ăn gì trong ngày “đèn đỏ” để đỡ khó chịu?

Nhiều chị em gặp các triệu chứng khó chịu như chuột rút ở bụng, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, đầy hơi, tiêu chảy, thay đổi tâm trạng,...trong ngày kinh nguyệt. Việc điều chỉnh thực đơn cho ngày "đèn đỏ" có thể giúp làm giảm những triệu chứng này.

Các chuyên gia dinh dưỡng bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, hầu hết phụ nữ đều cho biết chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng khiến họ cảm thấy thật sự mệt mỏi và khó chịu. Để giảm bớt khó chịu, chị em nên ăn các món sau:

Thịt gà

Thịt gà là thực phẩm giàu chất sắt và protein mà chị em nên thêm vào chế độ ăn uống của mình. Ăn các thực phẩm giàu protein sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng quát, giúp no lâu trong kỳ kinh nguyệt và làm giảm cảm giác thèm ăn.

Cá rất giàu chất sắt, protein và axit béo Omega-3. Vì vậy, cá là loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho chế độ ăn uống của mọi người. Ăn cá sẽ bổ sung sắt cho cơ thể, kiểm soát được tình trạng giảm nồng độ sắt trong thời kỳ kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, Omega-3 cũng làm giảm cường độ của cơn đau trong kỳ đèn đỏ. Đồng thời, dưỡng chất này còn làm giảm chứng trầm cảm, tâm trạng thất thường xung quanh kỳ kinh nguyệt.

Rau lá xanh

Trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường bị giảm nồng độ sắt, đặc biệt là nếu kinh nguyệt ra nhiều. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức cơ thể,... Vì vậy, nên tăng cường bổ sung các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau chân vịt,... vào thực đơn cho ngày đèn đỏ để tăng cường lượng sắt cho cơ thể. Đồng thời, rau chân vịt còn rất giàu magie, tốt cho sức khỏe.

Nghệ

Nghệ là loại gia vị chống viêm với thành phần hoạt chất chính là curcumin. Những người dùng nghệ trong chế độ ăn uống gặp các triệu chứng nhẹ hơn trong thời kỳ kinh nguyệt.

Sữa chua trái cây tốt cho ngày đèn đỏ

Sữa chua trái cây tốt cho ngày đèn đỏ

Socola đen

Socola đen rất giàu sắt và magie. 1 thanh socola đen 100g có chứa 67% nhu cầu sắt và 58% nhu cầu magie hằng ngày của cơ thể. Magie làm giảm nhẹ các triệu chứng của thời kỳ đèn đỏ.

Dầu hạt lanh

Cứ 15ml dầu hạt lanh thì có chứa 7.195 miligam axit béo Omega-3. Việc sử dụng dầu hạt lanh có thể làm dịu tình trạng táo bón - một triệu chứng khá phổ biến trong thời kỳ đèn đỏ.

Các loại đậu

Các loại đậu và đậu phụ đều là thực phẩm giàu protein. Vì vậy, chúng là thực phẩm thay thế thịt rất tốt cho những người ăn chay. Đồng thời, chúng cũng rất giàu chất sắt - chất bổ sung tuyệt vời cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt khi lượng sắt bị giảm xuống thấp.

Sữa chua

Nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng nấm men trong hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Với những người có xu hướng bị nhiễm trùng nấm men, các thực phẩm giàu probiotic như sữa chua sẽ rất tốt vì chúng giúp nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong âm đạo, giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời, sữa chua còn rất giàu magie và các dưỡng chất thiết yếu khác như canxi. Vì vậy, trong thực đơn cho ngày đèn đỏ, chị em có thể bổ sung sữa chua.

Uống nhiều nước

Trong thời kỳ đèn đỏ, cơ thể thường có các triệu chứng điển hình là chuột rút, đau nhức. Việc uống đủ nước có thể làm giảm nguy cơ bị đau đầu, chuột rút,... Vì vậy, nên bổ sung nước tối thiểu 2 lít/ngày.

Gừng

Một cốc trà gừng giúp cải thiện một số triệu chứng của kỳ kinh nguyệt. Gừng có tác dụng chống viêm nên có thể làm dịu các cơ bị đau nhức trong ngày đèn đỏ. Đồng thời, gừng còn làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói. Tuy nhiên, phụ nữ chú ý không nên tiêu thụ quá nhiều gừng. Việc tiêu thụ trên 4g gừng/ngày có thể gây ra chứng ợ nóng và đau bụng.

Trái cây

Các loại trái cây nhiều nước như táo, lê, dưa hấu,... giúp hạn chế cảm giác thèm đường của phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời cung cấp đủ chất dinh dưỡng và vi chất thiết yếu. Ăn trái cây ngọt giúp cung cấp đủ đường cho cơ thể mà không cần nhiều đường tinh luyện.

Theo Đời sống
back to top