Ăn chim cút có lo ngại lây nhiễm Covid-19?

(khoahocdoisong.vn) - Hiện chưa có tài liệu nào nói về sự liên quan giữa chim cút với Covid-19. Thịt chim cút có nhiều chất và vi chất dinh dưỡng như protein, lipid, các vitamin, khoáng đa lượng, vi lượng... nên rất tốt để bồi bổ nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh.

Hỏi: Xin KH&ĐS cho biết, ăn chim cút nói chung có lây nhiễm Covid-19 không? 

Nguyễn Ngọc Chùy (Thái Bình)

Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam: Thịt chim cút thường sử dụng ở Việt Nam là chim nuôi không phải động vật hoang dã. Hiện chưa có tài liệu nào nói về sự liên quan giữa chim cút với Covid-19.

Thịt chim cút có nhiều chất và vi chất dinh dưỡng như protein, lipid, các vitamin, khoáng đa lượng, vi lượng... Giá trị dinh dưỡng của thịt chim cút cao hơn cả thịt gà, nó có hàm lượng chất béo thấp nên là thực phẩm bồi bổ cho người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, béo phì.  Đặc biệt, thịt chim cút có nhiều lecithin có tác dụng làm tăng hấp thụ thức ăn.

Theo Đông y, thịt chim cút có vị ngọt tính bình, bổ ngũ tạng, thông lợi thấp nhiệt, có thể để trị bệnh lưng gối đau mãn tính do can thận âm hư, trị bệnh tiêu hóa không tốt và ăn uống không thấy ngon. Chim cút có giá trị làm thuốc, chữa bệnh tương đối cao, tốt cho người cơ thể suy nhược, trẻ em suy dinh dưỡng, ho gà, bổ thận, bổ thần kinh, chữa đái tháo đường, tăng huyết áp, hạ huyết áp, xơ vữa động mạch và các bệnh khác nhau thuộc hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ hô hấp...

Vì vậy, trong giai đoạn này ông hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng chim cút làm thực phẩm để bồi bổ cơ thể, phòng chống bệnh tật nói chung và Covid -19 nói riêng.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top