<div> <p>Amalgam còn có được biết đến là “trám bạc” vì có màu giống như mảnh bạc. Tuy nhiên, thành phần chính để tạo nên vật liệu hàn răng amalgam là thủy ngân (chiếm khoảng 50% - dạng lỏng), chỉ có 20-35% là bạc, còn lại là các kim loại khác như đồng, thiếc và kẽm.</p> <p><img alt="" src="" /></p> <p>Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kết luận rằng amalgam là nguồn tiếp xúc thủy ngân lớn nhất ở hầu hết người lớn. Đối với nha sĩ và nhân viên phòng khám nha khoa, trong quá trình chuẩn bị, pha trộn amalgam có thể bị phơi nhiễm với hơi thủy ngân thoát ra trong không khí. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc, phơi nhiễm với thủy ngân trong quá trình sản xuất amalgam làm tăng khả năng bị sảy thai, mắc các vấn đề về sinh sản ở nha sĩ, phụ tá nữ và là nguyên nhân của các bệnh về trí nhớ và thoái hóa não như bệnh Alzheimer ở các nha sĩ nói chung và phụ tá của họ.</p> <p>Với bệnh nhân, khi vết hàn răng bằng amalgam bị nứt (do quá trình nhai, nghiến thức ăn cứng hoặc do va chạm, tai nạn), thủy ngân sẽ theo vết nứt đó thoát ra khoang miệng, đi vào máu, làm ảnh hưởng tới sức khỏebệnh nhân được hàn. Đặc biệt, tình trạng này phổ biến hơn ở những người thường nghiến răng để nhai kẹo cao su. Tác hại của Thủy ngântới sức khỏe con người đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và cũng đã được WHO cảnh báo., Chúng gây ra các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn như: Giảm khả năng phòng bệnh; tổn thương não, thận và hệ miễn dịch của trẻ; gây rối loạn trí nhớ; gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa (dạy dày, ruột), hô hấp, thần kinh; ảnh hưởng tới việc sinh đẻ; gây rụng tóc; ung thư da…</p> <p><img alt="" src="" /><em>Thủy ngân từ amalgam có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận cơ thể người.</em></p> <p><em>(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới, Thủy ngân và sức khỏe, 3/2017)</em></p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Đáng chú ý, việc dùng amalgam để hàn răng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường không khí, đất và nước. Hơi thủy ngân trong quá trình tạo ra hỗn hợpamalgam và việc hỏa táng những người hàn răng bằng amalgam gây ra ô nhiễm không khí. Việc xử lý các chất thải amalgam từ các phòng khám nha khoa bằng cách thông thường; hoặc việc chôn lấp những người hàn răng bằng amalgam sẽ gây ra ô nhiễm các vùng đất và vùng nước gần đó. Chất thải amalgam đã được xác định là nguồn thủy ngân chính gây ô nhiễm đất vì nó làm giảm hoạt động của vi sinh vật trong đất, giảm độ màu mỡ và năng suất của đất. Sau một khoảng thời gian, thủy ngân trong không khí sẽ lắng xuống nước hoặc trên đất, rồi lại ngấm vào mạch nước. Trong môi trường này, một số sinh vật có thể biến đổi thủy ngân thành dạng độc hơn là methyl thủy ngân.Các loài sinh vật trong nước hấp thụ methyl thủy ngân, sau đó lại trở thành một trong những chuỗi thức ăn của các loài khác. Các loài cá sống lâu là đối tượng chứa lượng lớn chất tồn dư thủy ngân vì chúng có thời gian dài tiếp xúc với methyl thủy ngân.</p> <p><img alt="" src="" /><em>Quá trình Thủy ngân từ các cơ sở nha khoa gây ô nhiễm môi trường.</em></p> <p><em>(Nguồn:</em><em>Tổ chức phát triển môi trường và xã hội</em><em>,</em><em>DentalAmalgamhighlytoxic</em><em>)</em></p> <p>Công ước Minamata về Thủy ngân là một công ước có phạm vi toàn cầu nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi tác động tiêu cực từ Thủy ngân, được Việt Nam tham gia ký kết vào ngày 4 tháng 10 năm 2013 tại Nhật Bản. Trong phụ lục A-II thuộc Công ước Minamata về Thủy ngân, amalgam thuộc danh mục cần được giảm thiểu.</p> <p>Để đạt được mục tiêu này, trước hết cần sử dụng một số loại vật liệu thay thế phổ biến không có thủy ngân nhưcomposite (trám sứ), glassionomer, plastic ionomer, compomers, gold foil (mạ vàng)…. Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức củacả nha sĩ và người tiêu dùng để loại bỏ amalgam và các mối nguy liên quan đến nó. Các nha sĩ, người tư vấn nha khoa và các chuyên gia trị liệu nha khoa nên ngăn cản việc người tiêu dùng lựa chọn sử dụng amalgam và khuyến khích họ sử dụng các vật liệu thay thế không chứa thủy ngân khác.</p> <p><img alt="" src="" />Hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn việc sử dụng amalgam trong hàn răng không còn nhiều, chủ yếu được dùng bởi một số nha sĩ cao tuổi, trên những bệnh nhân có lỗ hổng răng lớn hoặc bệnh nhân đã được hàn đi hàn lại nhiều lần bằng vật liệu khác. Trong quá trình từ chuẩn bị nguyên liệu cho đến hàn răng cho bệnh nhân mà nha sĩ không thực hiện đúng kỹ thuật và các biện pháp an toàn thì không chỉ nha sĩ, các nhân viên trong phòng khám nha khoa, mà cả bệnh nhân đều phải chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, việc xử lý chất thải từ hoạt động hàn răng bằng amalgam cũng như các chất thải thủy ngân khác là phức tạp và khó thực hiện, dễ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.</p> <p>Theo Thông tư 58/2015 của liên bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ y tế chất thải Amalgam cũng được coi là một chất thải y tế nguy hại cần phải xử lý và tiêu hủy theo quy định để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe Để ngăn ngừa những ảnh hưởng có hại cho môi trường và sức khỏe chúng ta cần phải có một kế hoạch giảm thiểu, tiến tới loại bỏ sử dụng amalgam, hướng đến một Việt Nam Không Thủy ngân trong Nha khoa.</p> <p><strong>PGS.TS Nguyễn Huy Nga</strong></p> <div> <div> <div> </div> </div> <div> </div> </div> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Amalgam – loại vật liệu hàn răng chứa Thủy ngân cần được loại bỏ
Amalgam là một trong các vật liệu hàn răng khá phổ biến, đã được sử dụng hơn 150 năm cho hàng triệu bệnh nhân trên khắp thế giới (toxicteeth.org).
Theo suckhoedoisong.vn
Mỹ phẩm chứa thủy ngân gây sa sút trí tuệ
Chưa có kết quả quan trắc thuỷ ngân vụ cháy kho Rạng Đông
Bệnh viện Bạch Mai thông tin về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân sau "vụ cháy Rạng Đông", khuyến cáo những người sau nên đi kiểm tra
Bác sĩ chỉ cách xử lý nếu bị ngộ độc thủy ngân trong môi trường tự nhiên
5 dấu hiệu ở miệng có thể "cảnh báo" gan đang gặp vấn đề
Khi gan bị suy yếu, chức năng bị ảnh hưởng, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có những biểu hiện bất thường ngay trên miệng.
Tăng cường hậu kiểm nông sản thực phẩm, chống ngộ độc và bệnh lây truyền
Không chỉ truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm, Hà Nội còn tích cực hậu kiểm việc tự công bố chất lượng nông sản, thực phẩm, kịp thời xử lý vi phạm, đảm bảo an toàn...
Cứu bệnh nhân chấn thương sọ não nặng do cây đổ vào đầu
Vừa qua, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới đã phẫu thuật và cứu sống ngoạn mục 1 trường hợp chấn thương sọ não rất nặng do tai nạn lao động.
Kinh nguyệt không đều, đi khám bất ngờ phát hiện đa u xơ tử cung
U xơ tử cung chiếm tỷ lệ 30% ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, chị em cần chú ý đi khám khi có dấu hiệu bất thường...
Phẫu thuật cắt lách cho BN tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở gan hiếm gặp
Bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa có nguy cơ vỡ lách và xuất huyết tiêu hóa... Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản rất dễ tái phát nên cần dự phòng.
Hy hữu: Nhập viện cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến để trong tủ lạnh
Thuốc Pyrethroid ít nguy hiểm, nhưng có thể đe dọa tính mạng khi kích thích phế quản tiết dịch và gây co thắt cơ trơn dữ dội, tác động ức chế hệ thần kinh trung ương làm giảm tri giác hay hôn mê,...Vậy làm gì để phòng tránh?
Thủng hồi tràng do... thói quen ngậm tăm sau ăn
Dùng tăm sau khi ăn và ngậm trong miệng là thói quen của không ít người. Tuy nhiên thói quen này tưởng chừng rất bình thường mà vô cùng nguy hại thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng nặng sau tiêm tan mỡ vùng bụng tại spa
Được giới thiệu phương pháp giảm cân không xâm lấn, chỉ cần tiêm 1 lần, mỡ sẽ tự động hóa lỏng, bụng sẽ tự nhỏ lại,... Sau một tuần tiêm, người phụ nữ 35 tuổi bị biến chứng nặng vùng bụng.
Tự cắt "của quý" sau khi sử dụng chất kích thích
Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Khoa Nam học – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công “của quý” của nam thanh niên đã bị chính tay nam thanh niên cắt trong lúc hoang tưởng ảo giác.
Bé trai tử vong sau hơn 1 tháng bị chó cắn, bệnh dại nguy hiểm sao?
Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu không được tiêm vaccine phòng ngừa. Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh dại, do đó cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này.
Cứu nam thanh niên 22 tuổi bị tai nạn vỡ lún xương sọ nguy kịch
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh mới đây đã trực tiếp hỗ trợ cấp cứu cho trường hợp nam bệnh nhân mới 22 tuổi bị tai nạn vỡ lún xương sọ, chảy máu hộp sọ vô cùng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cận kề.