Trầm cảm thường bị nhầm lẫn là có nỗi buồn, song thực chất không phải vậy. Trầm cảm bắt đầu từ giai đoạn buồn bã, nhưng tình hình sẽ đáng báo động hơn nếu cứ để như vậy 2 đến 3 ngày.
Vậy điều gì gây ra trầm cảm? Lạm dụng, xung đột hay mất mát quá lớn… Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm là: Thường xuyên mệt mỏi, giảm quan hệ tình dục, giảm thèm ăn, mất ngủ, không ăn uống đúng cách, khóc quá nhiều, không tự chăm sóc bản thân, không cảm thấy hạnh phúc.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm.
1. Ung thư: Khi bạn bị bệnh ung thư, bạn cảm thấy buồn bã. Bệnh ảnh hưởng lên đường tiêu hóa, dạ dày, tuyến tụy làm bạn tăng khả năng trầm cảm.
2. Đau mãn tính: Đau khớp, đau nửa đầu, đau lưng. Các cơn đau dẫn đến tâm trạng không tốt và cũng là nguyên nhân của bệnh trầm cảm.
3. Vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp thực hiện điều chỉnh trao đổi chất của cơ thể. Cường giáp và suy giáp có thể dẫn đến trầm cảm, mệt mỏi, giảm cân và rụng tóc.
4. Tiểu đường: Trầm cảm và bệnh tiểu đường có liên quan đến nhau bởi những bệnh nhân mắc bệnh này thường bị thay đổi tâm trạng.
5. Lupus: Trầm cảm thường được liên kết với các bệnh tự miễn dịch và lupus thúc đẩy hệ miễn dịch tấn công các cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng xuất hiện như: sốt cao, mệt mỏi, đau khớp hoặc phát ban.
6. Bệnh tim: Những người bị bệnh tim thường bị rối loạn tâm trạng, làm cho việc ăn uống, tập luyện cũng khó khăn hơn.
7. HIV: Những người bị HIV/AIDS có liên quan đến trầm cảm bởi virus gây nên tổn thương não dẫn đến trầm cảm hoặc mất trí.
8. Bệnh đa xơ cứng: Bệnh trầm cảm chính là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đa xơ cứng, làm hỏng các bộ phận não liên quan đến tâm trạng và cảm xúc.
9. Nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng như cúm, viêm gan C có thể dẫn đến trầm cảm.
Theo Trang Anh (Boldsky/Kiến Thức)