7 sự kết hợp thực phẩm có thể gây nguy hại cho sức khỏe

Trong quá trình chế biến thực phẩm, sự kết hợp giữa một số thực phẩm với nhau có thành phần kỵ nhau sẽ tạo nên những chất không có lợi cho sức khỏe hoặc thậm chí gây ngộ độc.

Sữa chua và thịt giăm bông

Sữa chua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa chua có thể làm bạn mắc bệnh ung thư nếu dùng chung với thịt giăm bông. Những người bán hàng thường có xu hướng thêm nitrat vào trong thịt để tránh nhiễm botulinum, một dạng protein và độc tố thần kinh có trong thịt nhằm hạn chế việc nhiễm khuẩn thực phẩm.

Khi sữa chua và thịt kết hợp với nhau sẽ tạo ra những hợp chất nitrosamines và carcinogen, chính là những chất gây ung thư. Ảnh minh họa

Khi sữa chua và thịt kết hợp với nhau sẽ tạo ra những hợp chất nitrosamines và carcinogen, chính là những chất gây ung thư. Ảnh minh họa

Nitrat giúp làm chậm quá trình thịt bị thiu và bắt đầu phân hủy nên giúp bảo quản thịt lâu hơn. Khi sữa chua và thịt kết hợp với nhau sẽ tạo ra những hợp chất nitrosamines và carcinogen, chính là những chất gây ung thư.

Thực phẩm nhiều sắt và cà phê

Nhiều người thích bắt đầu một ngày với vài quả trứng và tách cà phê mà không biết đây là cách kết hợp gây bệnh.

Các chất polyphenol và tannin trong trà và axit chlorogen trong cà phê ngăn chặn sự hấp thụ sắt của cơ thể. Nếu thường xuyên uống trà hoặc cà phê bữa ăn, bạn có thể khiến mình bị thiếu máu do ức chế quá trình hấp thu sắt.

Gan xào giá đỗ

Gan xào giá đỗ gây hại đến sức khỏe. Ảnh minh họa

Gan xào giá đỗ gây hại đến sức khỏe. Ảnh minh họa

Các loại giá đỗ, rau cần chứa nhiều vitamin C còn gan động vật có hàm lượng các chất đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao dễ làm cho vitamin C bị oxy hóa trong quá trình chế biến. Không những thế, trong giá đỗ, rau cần, cà rốt có chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt có trong gan lợn, làm mất giá trị dinh dưỡng của cả 2 loại thực phẩm này.

Hải sản và trái cây là những thực phẩm kỵ nhau

Không nên ăn kết hợp các loại trái cây như hồng và nho với hải sản vì sẽ dễ dẫn đến đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc thậm chí tiêu chảy. Trong những loại trái cây vừa kể trên có chứa tanin, một hợp chất polyphenol có trong thực vật, khi ăn kèm với hải sản sẽ tạo ra những hợp chất không tan trong cơ thể. Để tránh trường hợp này, bạn nên ăn trái cây ít nhất 4 tiếng sau khi ăn hải sản.

Thịt và giấm là những món ăn kỵ nhau nguy hiểm

Thịt và giấm là những món ăn kỵ nhau nguy hiểm. Ảnh minh họa

Thịt và giấm là những món ăn kỵ nhau nguy hiểm. Ảnh minh họa

Thịt được xếp loại “nóng” và giấm cũng được vào nhóm “ấm”. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ khiến cơ thể bạn giải phóng năng lượng vượt quá mức bình thường. Bên cạnh đó, quá trình tuần hoàn cũng bị thúc đẩy hơn mức cho phép. Hơn nữa, những thực phẩm kỵ nhau nguy hiểm này còn có thể gây tổn hại cho tim.

Sữa chua với quả mọng

Một bát sữa chua và quả mọng nghe có vẻ là một bữa sáng lành mạnh nhưng cản trở quá trình tiêu hóa, làm bạn chậm tiêu và thậm chí có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn lành mạnh trong ruột. Vi khuẩn này ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch nên thậm chí món này có thể có thể gây ra vấn đề hô hấp và dị ứng.

Thịt chó, thịt dê với nước chè

Thịt chó, thịt dê với nước chè không nên kết hợp với nhau tránh gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Thịt chó, thịt dê với nước chè không nên kết hợp với nhau tránh gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Nguyên nhân bởi thịt chó tính cam ôn nhiệt, có nhiều protein trong khi nước chè có tính chát. Hai thứ này kết hợp với nhau sẽ sinh táo bón, phân khô, khiến cho ruột chậm nhu động nên rất có hại, thậm chí còn gây ung thư. Để đảm bảo sức khỏe, khi ăn thịt chó, cũng không nên ăn thêm thịt dê. Bởi thịt chó có tính cam ôn, thịt dê đại nhiệt, hai loại thịt gặp nhau sẽ thành tích nhiệt, sinh tả lỵ.

Theo Đời sống
Ăn gì để tăng nội tiết tố nữ?

Ăn gì để tăng nội tiết tố nữ?

Phụ nữ nên bổ sung chất béo lành mạnh, chất xơ và Protein, Calo vào khẩu phần ăn để tăng nội tiết tố nữ. Các thực phẩm này khi dung nạp vào cơ thể sẽ tác động đến việc sinh sản ra các Hormone.
back to top