<div> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Khoảng 1.000 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại 50 cơ sở y tế trên cả nước. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị đông bệnh nhân nhất, khoảng 300 ca, trong đó một nửa số bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Giáo sư Nguyễn Văn Kính, Tổ hội chẩn bệnh nhân Covid-19, sáng nay cho biết các bệnh nhân không có triệu chứng gây khó khăn cho việc sàng lọc khi họ đến viện.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">"Nhiều trường hợp đã được chụp X-quang phổi cũng không phát hiện ra virus. Đến khi được phát hiện thì dịch đã bùng", giáo sư Kính nói.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho rằng khó khăn nhất của công tác phòng chống Covid-19 hiện nay chính là rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhưng không có triệu chứng. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm hiện hữu xung quanh, rất khó biết được ai là người mang mầm bệnh. Có những người xét nghiệm hai, ba lần đều âm tính nCoV, song đến gần ngày hết cách ly thì mới dương tính nCoV.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">"Điều này khiến công tác truy vết vô cùng khó khăn", ông Hà nói.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Ông Hà nhấn mạnh không chỉ riêng Covid-19 mà bệnh gì cũng vậy, sẽ có người biểu hiện nặng, người biểu hiện nhẹ, người không có biểu hiện gì, hoặc người phát bệnh sớm, người phát bệnh muộn hơn.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Riêng với Covid-19, lực lượng chức năng phải đi truy lùng, xét nghiệm để tìm những người nhiễm bệnh không có triệu chứng. Bệnh nhân sau khi phát hiện dương tính nCoV cần phải theo dõi suốt trong quá trình. Nếu cả quá trình không xuất hiện triệu chứng gì cho đến lúc khỏi bệnh, thì mới gọi là không có triệu chứng. Trường hợp từ lúc phát hiện dương tính, bệnh nhân không có triệu chứng, tuy nhiên vài ngày sau có triệu chứng, thì ngày đầu phát hiện dương tính được tính là ngày đầu ủ bệnh, ngày có triệu chứng gọi là ngày khởi bệnh.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Bác sĩ Hà cho rằng việc rà soát, truy vết các đối tượng nguy cơ trong cộng đồng và làm xét nghiệm sàng lọc là rất quan trọng trong công tác phòng chống Covid-19. "Nếu cứ đợi bệnh nhân ho, sốt, khó thở thì chắc chắn sẽ bỏ sót ca bệnh", ông nói.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Các nghiên cứu đánh giá trên một quần thể lớn người bệnh, thấy rằng<strong> thời gian ủ bệnh của Covid-19 kéo dài 21 ngày.</strong> Những ngày đầu, bệnh nhân thường không có triệu chứng, sau đó triệu chứng sẽ bắt đầu thấy rõ ở khoảng ngày thứ 5 đến ngày thứ 12 sau khi tiếp xúc với nCoV, rồi giảm dần. Từ khoảng ngày 15 đến ngày 21 rất ít có triệu chứng.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Các triệu chứng điển hình bắt đầu xuất hiện như ho khan và sốt nhẹ từ 38,1 độ C đến 39°C. Ở hầu hết các bệnh nhân, bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và các triệu chứng sẽ khỏi trong khoảng một tuần. Nếu các triệu chứng càng kéo dài, nguy cơ tiến triển bệnh nặng càng cao hơn, đòi hỏi phải nhập viện, hồi sức tích cực và thở máy xâm lấn.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Tiến triển bệnh Covid-19 thường khó dự đoán được, đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền đi kèm. Biểu hiện lâm sàng thay đổi từ hoàn toàn không có triệu chứng đến nhanh chóng chuyển nặng.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Những nghiên cứu sơ bộ trên thế giới hiện nay cho thấy tỷ lệ Covid-19 không triệu chứng chiếm khoảng 20-40% trong tổng số người nhiễm bệnh. Một số nghiên cứu khác cho rằng có thể có đến một nửa số người nhiễm là người mang mầm bệnh không có triệu chứng. Thuật ngữ y học gọi đây là người lành mang trùng đối với bệnh tả và người mang ký sinh trùng lạnh đối với bệnh sốt rét...</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Trên thực tế, giới chức y tế vẫn chưa được hiểu rõ về mức độ lây nhiễm của người mắc bệnh nếu họ không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Đợt dịch Covid-19 hồi tháng 2 tại Việt Nam, phân tích 240 bệnh nhân Covid-19, Cục Quản lý Khám chữa bệnh nhận thấy có đến 80% bệnh nhân không có triệu chứng.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Một bệnh nhân tại Gia Lai đã đến bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai khám về tiêu hóa, không hề có triệu chứng hay dấu hiệu gì của Covid-19. Khi được khám chuyên sâu, các bác sĩ mới yêu cầu bệnh nhân trở lại phòng khám cách ly. Các chuyên gia nhận định "không triệu chứng" là thách thức lớn với các bệnh viện trong quá trình sàng lọc bệnh nhân.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Các chuyên gia khuyến cáo, cách duy nhất phòng bệnh là phải cách ly tất cả mọi người tiếp xúc gần khi có người mắc Covid-19, khử khuẩn những nơi mà bệnh nhân đi qua. Mỗi người cần đeo khẩu trang, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên với xà phòng và sử dụng dung dịch sát khuẩn tay; tránh dùng chung các vật dụng cá nhân; làm sạch các bề mặt tiếp xúc có nguy cơ nhiễm nCoV cao hàng ngày...</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Bộ Y tế kéo dài thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày lên 21 ngày. Ông Hà lưu ý tất cả người trong diện nguy cơ, không nên chủ quan khi thấy cơ thể không có triệu chứng. Tất cả vẫn cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch. Ông nhấn mạnh "quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân".</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Ông Kính cho biết, đợt này số lượng bệnh nhân đông, tình trạng tăng nặng nhanh, các bác sĩ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương rất vất vả trong điều trị. Theo Tiểu ban điều trị, hiện 25 bệnh nhân Covid-19 trong tình trạng nặng, một người nguy kịch phải can thiệp ECMO.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Cục trưởng Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê đề nghị các địa phương thực hiện phương châm 4 tại chỗ, là bệnh nhân xảy ra tại địa phương nào điều trị tại địa phương đó, không chuyển hết đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trừ ca nặng, vượt quá khả năng.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;"> </p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
60% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, thống kê trong đợt dịch này khoảng 60% bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng gây khó khăn cho truy vết, sàng lọc, thời gian ủ bệnh kéo dài 21 ngày.
Thói quen xấu gây đau lưng, cổ vai gáy nhiều người mắc phải
Ngày nay, nhiều người thường xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
Lạc quan trên hành trình 14 năm chiến thắng 2 căn bệnh ung thư
11 năm kiên trì điều trị ung thư dạ dày và 3 năm điều trị ung thư đại tràng, cụ ông 84 tuổi đã hái trái ngọt” là sức khỏe người bệnh ổn định, cuộc sống luôn vui vẻ, lạc quan.
Coi thường mụn nhọt... biến chứng nguy hiểm
Trường hợp nhẹ, mụn nhọt có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không xử lý cẩn thận, mụn nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu.
Đau đầu vận mạch tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não
Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não, có thể gây biến chứng thần kinh nguy hiểm tính mạng như liệt nửa người, nhồi máu não, co giật...
Day huyệt hạ huyết áp
Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
Địa chỉ vàng: Thực phẩm chức năng hỗ trợ đau đầu
Để xử trí cơn đau đầu có nhiều phương pháp. Trong trường hợp đặc biệt hoặc chế độ ăn không đủ để bổ sung vitamin và khoáng chất, có thể cân nhắc sử dụng chất bổ sung để giảm đau đầu.
Uống trà xanh thêm vài lát gừng có tác dụng gì?
Trà xanh cho thêm vài lát gừng có thể làm sạch phổi, giảm đau lưng, tốt cho thận được chuyên gia khuyên dùng mỗi ngày, bởi hàm lượng dưỡng chất và khả năng chống oxy hóa cao...
Giác hơi giảm căng thẳng, người phụ nữ bị bỏng nặng
Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm căng thẳng, người phụ nữ 54 tuổi (Long An), gặp phải sự cố cồn đổ vào người, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
Người đàn ông bị xương cá 5cm đâm thủng hành tá tràng
Mọi người nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm động vật có xương như thịt, cá. Bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn tâm thần do... hút thuốc lá điện tử pha cần sa
Việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần cho người sử dụng, có thể dẫn đến tử vong.
Tập thể thao cường độ cao, người đàn ông bị nhồi máu cơ tim
Vừa qua, các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.