6 thói quen xấu rửa bát đũa khiến vi khuẩn bám đầy, ung thư "gõ cửa"

Bát đũa vốn là đồ vật đựng thức ăn, có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe người ăn, vì vậy không thể chủ quan dù chỉ là những hành động rất nhỏ.
6 thói quen xấu rửa bát đũa khiến vi khuẩn bám đầy, ung thư "gõ cửa"

6 thói quen xấu rửa bát đũa khiến vi khuẩn bám đầy, ung thư "gõ cửa"

Dưới đây là một số thói quen rửa bát đũa khiến vi khuẩn bám đầy, ung thư "gõ cửa":

Ngâm bát đĩa trong bồn chờ rửa quá lâu

Một số người còn có thói quen chờ bồn rửa bát đầy mới bắt đầu đi rửa. Thế nhưng, việc ngâm bát đĩa trong bồn rửa quá lâu, thậm chí là để qua đêm có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, nhất là trong các món ăn nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn thừa. Vi khuẩn có thể sản sinh trong khoảng 1 - 4 giờ và chúng sẽ nhân lên gấp nhiều lần sau khi ngâm hơn 4 giờ đồng hồ.

Đặc biệt, các vật liệu như tre, nứa, gỗ sau khi ngâm hóa chất không thể làm sạch được, dễ tích tụ các chất độc hại, có thể mang bệnh cho cơ thể.

Đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát

Đừng lầm tưởng rằng hành động đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát đĩa bẩn sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hơn, thực tế là nó chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa mà thôi. Nếu rửa không sạch, phần chất tẩy rửa này sẽ sót lại trên bát đĩa. Khi ăn vào sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt có thể gây tiêu chảy, đau bụng…

Tốt nhất, bạn nên cho một ít nước rửa chén vào khoảng nửa bát nước, sau đó hòa đều cho loãng ra và sử dụng mút rửa như bình thường. Sau khi rửa sạch bát với nước sạch, bạn nên dùng khăn khô lau qua, phơi ở nơi thoáng mát.

Lạm dụng nước rửa bát

Dùng quá nhiều nước rửa bát sẽ khiến bạn tốn nhiều công sức hơn cho việc tẩy rửa. Nếu không cẩn thận, bạn còn dễ bỏ sót hóa chất, vi khuẩn bám lại trên bát đĩa mà đôi khi mắt thường không thể nhìn rõ được.

Sau khi rửa, chỉ xả nước một lần

Nhiều người thường chỉ tráng nhẹ nước lã một lần sau khi rửa bát mà không biết rằng thói quen này vẫn chưa thể rửa trôi hết bọt xà phòng. Nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ rất khó nhận ra hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt bộ bát đĩa nhà mình. Việc sử dụng bát đĩa không sạch có thể khiến cơ thể hấp thụ hóa chất sót lại nhiều.

Không làm sạch miếng giẻ rửa bát

Sau khi rửa bát, nhiều người thường để chiếc giẻ rửa bát nhúng đầy bọt xà phòng, thậm chí còn dính cơm, rau và thức ăn thừa trên đó mà không làm sạch. Điều này có thể khiến chiếc giẻ này sinh sôi vi khuẩn và trở thành chất gây ô nhiễm chéo trong nhà bếp.

Không làm khô bát đũa trước khi cất vào tủ kín

Sau khi rửa sạch, thường có thói quen xếp bát đũa vào tủ và đóng chặt lại để tránh bụi bẩn, côn trùng. Nhưng môi trường kín sẽ khiến bát lâu khô, đặc biệt là đũa, muôi gỗ sẽ không thể khô hoàn toàn, điều này dẫn đến việc chúng dễ hình thành nấm mốc hơn, có thể gây ngộ độc nếu chúng ta tiêu thụ những đồ vật bị nhiễm nấm như vậy.

Cách làm đúng là phơi dưới nắng hoặc sấy khô. Khi đã khô thì mới đem cất đi để sử dụng lần sau.

Theo Đời sống
Gây mê lấy ấu trùng trong tai bé 16 tháng tuổi

Gây mê lấy ấu trùng trong tai bé 16 tháng tuổi

Dị vật sống trong tai có nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng tai ngoài, thậm chí có thể ảnh hưởng tai giữa gây mất thính giác. Gia đình có bé nhỏ, nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không để thức ăn ôi thiu hay rác thải gần chỗ bé.
back to top