6 món ăn "âm thầm" làm đường huyết tăng vọt

Chỉ số đường huyết có thể tăng cao nếu chế độ ăn uống hàng ngày của bạn không lành mạnh.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao thường chứa carbohydrate dễ tiêu hóa và hấp thụ nhanh, gây ra sự tăng đột ngột của đường huyết. Việc tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể làm suy giảm sự ổn định của mức đường huyết và gây nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là người bị tiểu đường.

Dưới đây là một số món ăn "âm thầm" khiến đường huyết tăng vọt:

Sốt cà chua

Sốt cà chua là một trong những gia vị phổ biến nhất trên toàn thế giới, chúng có mùi thơm vị chua ngọt rất kích thích vị giác, tuy nhiên sự thật là chúng thường chứa nhiều đường.

Để có thể hạn chế nạp quá nhiều đường vào cơ thể, bạn nên chú ý số lượng sốt cà chua mà mình dùng mỗi lần, hãy nhớ rõ: 1 muỗng sốt cà chua lại chứa 1 muỗng cà phê đường. Nếu không muốn bị tăng đường huyết, mắc bệnh tiểu đường thì đừng nên lạm dụng.

Đồ chiên rán

Ăn đồ chiên rán trong thời gian dài có thể khiến chất béo tồn đọng trong cơ thể và gây ra tình trạng béo phì. Trong khi đó, béo phì làm gia tăng nguy cơ tiểu đường, bởi béo phì sẽ dẫn đến khả năng phân hủy và trao đổi chất trong cơ thể thấp, khiến mạch máu xuất hiện mỡ, tốc độ lưu thông của mạch máu kém và dẫn đến tăng đường huyết.

Nội tạng động vật

Nội tạng là các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày, óc... Xét về mặt dinh dưỡng, nội tạng có hàm lượng calo tương tự thịt nạc (từ 100-150calo/100gr), hàm lượng protein khoảng 16-22% trọng lượng (trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo trung bình từ 5-7%, trong đó chủ yếu là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao.

Người thường xuyên ăn thực phẩm này sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch, đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, gout...

Thực phẩm chứa nhiều muối

Ăn quá mặn cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người dễ mắc bệnh tiểu đường. Bởi nó sẽ ức chế quá trình tiết insulin, quá trình tiết insulin bị giảm sẽ ảnh hưởng làm tăng lượng đường trong máu. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng nếu một người tiêu thụ nhiều hơn 2,5 gam muối mỗi ngày so với lượng muối bình thường, thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ tăng 43%.

Do đó, để giúp lượng đường trong máu ổn định, cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn, người bệnh tiểu đường cần tránh xa các thực phẩm nhiều muối.

Trái cây chế biến thành mứt, thạch, đồ ăn nhẹ có đường hoặc trái cây đóng hộp đóng trong sirô thường không có lợi cho sức khỏe. Lượng đường bổ sung cao có thể khiến lượng đường trong máu cao, mức cholesterol và chất béo trong máu bất thường, tích tụ mỡ bụng. Ăn trái cây nguyên quả để tăng cường vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất dinh dưỡng tốt khác.

Đồ uống có đường

Theo Trung tâm Y tế Đại học Rush (Mỹ), đồ uống có đường có thể làm đường huyết tăng nhanh và rất khó kiểm soát. Mặt khác, các loại đồ uống có đường (soda, cà phê, nước ép trái cây đóng hộp, nước ngọt có ga...) hầu như không chứa protein, chất béo hoặc chất xơ. Người bệnh nên uống nước lọc hoặc thêm vài lát trái cây vào nước uống thay cho đồ uống có đường.

Trường hợp bị hạ đường huyết, uống một khẩu phần nhỏ đồ uống này có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng, ngăn các triệu chứng và rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh nên uống từ từ với 1/2 cốc và xem lượng đường trong máu thay đổi thế nào trước khi uống thêm.

Theo Đời sống
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Mặc dù là nguồn cung cấp carbohydrate nhưng khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) từ thấp đến trung bình, tùy thuộc vào phương pháp nấu mà làm chậm quá trình giải phóng năng lượng trong máu, từ đó kiểm soát lượng đường tăng đột biến.
Ai không nên ăn rươi?

Ai không nên ăn rươi?

Thịt rươi rất thơm, ngon, bổ dưỡng và có nhiều chất đạm hơn cả cua, tôm, ghẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được món này.
back to top