6 loại rau củ dễ nhận biết có hóa chất

Tác hại của rau nhiễm hóa chất độc hại vượt mức cho phép nhẹ có thể gây ngộ độc thực phẩm, trầm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến hô hấp, gây đột biến và phát sinh ung thư.

Giá đỗ

Giá đỗ sạch có màu trắng nhạt, thân và rễ dài, khó gãy. Ngoài ra phần mầm lá nhú ra có màu vàng hoặc màu xanh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Còn loại giá có ngậm hóa chất: Sẽ cho màu trắng tinh, mập và ít rễ, Với loại này thì 2 hạt mầm luôn đóng chặt với nhau. Khi xào nước ra màu đục.

Rau cải

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường phun thuốc trừ sâu, tưới phân đạm cho rau trước khi thu hoạch. Và khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn rất cao do không có đủ thời gian để phân hủy.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.

Mồng tơi

Rau mồng tơi an toàn có màu xanh nhưng không bóng mượt; thân hình nhỏ hơn; lá nhỏ và mỏng có thể có đốm sâu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngược lại mồng tơi chứa nhiều hóa chất: Có mầu xanh lợt nhưng lá óng mướt, ngọn vươn dài, không có biểu hiện gì của sâu bệnh.

Rau muống

Được xếp vào loại rau tiêu thụ nhiều nhất, rau muống có nguy cơ nhiễm nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích hay nhiễm chì. Rau muống sạch có thân rắn chắc, lá màu xanh tự nhiên. Ngược lại rau muống bẩn có dấu hiệu sau:

Những loại cây thân to hơn bình thường lá xanh đen do bón nhiều hóa chất

Nước luộc rau để nguội chuyển sang màu xanh đen, có vẩy đen kết tủa là rau không an toàn.

Rau bị nhiễm chì khi ăn thường có vị chát.

Cà rốt

Củ cải nhiễm hóa chất: Có màu đỏ tươi đậm, đầu thường bị đen do để lâu và được ngâm hóa chất. Hình dạng rất to đều củ; không có cuống hay rễ.

Dưa chuột

Khi chọn mua dưa chuột nên chọn quả đều màu, cầm chắc tay, không có vết thâm hay màu ố vàng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dưa chuột có chứa nhiều chất hóa học có biểu hiện:

Luôn có màu xanh đậm bắt mắt; Quả đều, thon và bóng bẩy; Có thể có những vết ố vàng.

Loại trừ những quả dưa phình ra có thể do chứa nhiều hóa chất nhất.

Khi ăn thường sẽ rất nhạt, không có vị thanh mát và ngọt như dưa sạch, đôi khi còn ngửi thấy mùi hắc khó chịu

Ngoài ra, dưa leo có chất kích thích còn mềm và dễ nát

Mướp đắng

Mướp đắng sạch cho trái nhỏ hơn quả dài và có nhiều gân nhỏ li ti.

Ngược lại mướp đắng chứa chất kích thích sinh trưởng: Sẽ cho trái to hơn có màu xanh đậm, da láng bóng.

Theo Đời sống
Loại nước tốt cho tuyến giáp uống thường xuyên u, nhân xơ không phát triển

Loại nước uống tốt cho tuyến giáp

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, việc lựa chọn loại nước uống phù hợp cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Biết chọn đúng loại uống còn có thể kìm hãm nhân xơ phát triển.
Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, bạch tuộc còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn món này.
back to top