Vùng ngực hoặc vùng bụng
Những đường gân xanh xuất hiện rõ nét trên ngực có thể liên quan đến nồng độ estrogen trong cơ thể bất thường. Đặc biệt nên cảnh giác với tình trạng tăng sản vú. Lưu ý rằng tình trạng bệnh lý tăng sản vú có thể gặp ở cả nam giới, dù ít phổ biến hơn nữ giới.
Còn những đường gân xanh nổi lên ngay cả ở trạng thái nghỉ ngơi tại vùng bụng thì thường liên quan tới bệnh về gan. Thường gặp nhất là tổn thương mô gan hoặc có dấu hiệu xơ gan. Tuy nhiên, đây cũng là vị trí nổi gân xanh dễ bị xem nhẹ, bỏ qua nhất.
Nổi gân xanh ở cẳng chân
Những người có dấu hiệu nổi gân xanh ở cẳng chân thấy rõ, màu đậm có thể là do bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh này xuất hiện nhiều ở người phải liên tục đứng hay ngồi trong thời gian dài, đi kèm với các dấu hiệu như tê bì, đau châm chích khó chịu như kiến cắn.
Giãn tĩnh mạch chi dưới ở giai đoạn đầu sẽ dễ dàng nhận thấy các tĩnh mạch phồng lên chứ không đau, khi bệnh nặng sẽ có cảm giác nổi cục, tê bì, sưng tấy,...Do đó, việc điều trị sớm rất quan trọng để tránh gây các biến chứng như viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch.
Khu vực đầu và trán
Sự thay đổi về kích thước, màu sắc, độ nổi lên bề mặt da của tĩnh mạch nông ở khu vực đầu và tránh cảnh báo rất nhiều bệnh nghiêm trọng. Tùy vào vị trí chính xác mà bất thường này có thể phản ánh vấn đề sức khỏe khác nhau, những vị trí phổ biến nhất là thái dương và trán.
Nếu gân xanh đột nhiên trở nên rõ nét ở hai bên thái dương, kèm theo chóng mặt, nhức đầu và các cảm giác khó chịu khác thì hãy nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám. Nó có thể liên quan đến chứng xơ cứng động mạch não và nhồi máu não. Đều là những biến chứng rất nguy hiểm và có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời trong “khoảng thời gian vàng”.
Còn nếu gân xanh ở vùng trán nổi rõ, màu đậm hơn thì rất có thể liên quan đến các bệnh chuyển hóa như cường giáp và tiểu đường. Tốt nhất là nên mau chóng tới bệnh viện để tìm ra nguyên nhân, không được chủ quan rồi hối hận cũng không kịp.
Nổi gân xanh trên cổ
Khi bạn bị gân xanh nổi lồi lên ở vùng cổ, báo hiệu 2 tình huống: Chức năng tim có vấn đề, đa phần mắc các bệnh tim phổi; Tình huống khác là đang bị viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim, cần phải chú ý đi khám chữa bệnh ngay.
Nổi gân xanh ở mặt
Khi các tĩnh mạch trên đầu có dấu hiệu sưng lên rõ nét (còn hiểu là nổi gân xanh ở mặt), cần chú ý đến chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu hoặc xơ cứng động mạch não và dễ dẫn đến đột quỵ. Khi tĩnh mạch ở vùng thái dương phình ra, đa phần là do tăng huyết áp. Nếu tĩnh mạch chuyển sang màu tím đen thì rất dễ có nguy cơ bị đột quỵ. Tĩnh mạch xuất hiện ở trán là do căng thẳng và áp lực từ công việc suốt một thời gian dài.
Trên sống mũi có gân xanh biểu hiện đường tiêu hóa bị đình trệ, dễ đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, đi tiêu kém, tình hình càng nghiêm trọng hơn khi có màu tím tái. Có những đường gân xanh ở khóe miệng và dưới má, thường là dấu hiệu của bệnh phụ khoa, mệt mỏi, đau thắt lưng và đầu gối, thấp khớp ở chi dưới.