5 cuốn sách hay và ý nghĩa nhất cho ngày Nhà giáo Việt Nam

“Ba người thầy vĩ đại”, “Tôi học đại học”, “Người Thầy - Hồi Ức Của Một Nhà Giáo Mỹ”... khắc họa thành công hình ảnh người giáo viên nhân hậu, luôn hết lòng vì sự nghiệp trồng người.
Cùng điểm qua những cuốn sách hay nhất viết về những người thầy giáo, cô giáo - những người chèo đò đã đưa biết bao thế hệ học sinh cập bến bờ thành công nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Người Thầy - Hồi Ức Của Một Nhà Giáo Mỹ
Cuốn sách hay nhất về thầy cô giáo mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn là cuốn sách mang tựa đề “Người thầy - Hồi ức của một nhà giáo Mỹ của tác giả Frank McCourt.

Nội dung xuyên suốt trong tác phẩm nói về lòng biết ơn, kính trọng của giác giả đối với những người làm nghề giáo ở khắp mọi nơi. Ông đi đến các trường trng học công nằm ở NewYork để cảm nhận nghề giáo và ông dùng ngòi bút của mình để ghi lại những gian lao vất vả mà nghề giáo trải qua, đồng thời cuốn sách còn chia sẻ về những thành tựu và những bất ngờ mà tác giả biết trong quá trình tìm hiểu. Với từ ngữ chân thực, hóm hỉnh, tác giả đã mang đến cho người đọc cuốn tự truyện về người thầy hay và ý nghĩa.

Tôi học Đại học
“Tôi học Đại học” là cuốn tự truyện của nhà văn - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký, người thầy được rất nhiều người kính trọng bởi nghị lực phi thường. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt hai tay từ năm 4 tuổi nhưng với tinh thần ham học, chú bé Nguyễn Ngọc Ký đã tập viết bằng chân.
Không có mô tả.

Nguyễn Ngọc Ký đã hai lần được Bác Hồ thưởng huy hiệu vì thành tích vượt khó học giỏi. Nguyễn Ngọc Ký tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa ngữ văn năm 1970. Sau đó trở thành Nhà giáo ưu tú năm 1992 và cũng là nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân.

Từ nhiều năm nay, hình ảnh thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành tấm gương hiếu học cho nhiều thế hệ. Cuộc sống và nghị lực của thầy đã được đưa vào sách giáo khoa như cuốn “Em Ký Đi Học” (sách tập đọc lớp 3 từ 1964-1983), “Anh Ký Đi Học” (sách Kể chuyện lớp 4 từ 1983-2000), “Bàn Chân Kỳ Diệu” (sách Tiếng Việt lớp 4 từ 2000 đến nay). Trong cuốn “Tô học Đại học”, bạn đọc sẽ hiểu được những khó khăn mà thầy Nguyễn Ngọc Ký gặp trong những năm tháng trên giảng đường Đại học, khi phải rời xa quê hương, tới học ở những lớp học sơ tán về những tỉnh miền núi.
“Tôi học Đại học” được thầy Nguyễn Ngọc Ký ấp ủ và viết trong suốt 43 năm, được hoàn thành trong khoảng thời gian sức khỏe của thầy không được tốt, thầy phải chạy thận 3 lần 1 tuần. Biết được hoàn cảnh ra đời cuốn sách để hiểu hơn về nghị lực phi thường của một thầy giáo.
Các tác phẩm của thầy luôn thấm đẫm tư tưởng nhân văn và giáo dục sâu sắc. Tuy nhiên, cách thể hiện lại rất giản dị, hồn nhiên, dí dỏm, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc điệu và cảm xúc, “Tôi học Đại học” cũng là một tác phẩm như thế. Đọc “Tôi học Đại học” để thấy những khó khăn mà bạn gặp phải trong cuộc sống hàng ngày trở nên nhỏ bé. “Tôi học Đại học” là lời cảm ơn rất chân thực, đầy tâm huyết với Người với Đời. Song nó toát lên sự trăn trở của nỗi lòng biết ơn không bao giờ trả đủ…
Ba người thầy vĩ đại
Jack gặp ba người thầy trên đường là một vị thánh, một người lướt sóng và một nữ CEO. Họ đều có những sở trường, quan điểm và cuộc sống hoàn toàn khác nhau. Nhưng mỗi người lại dạy cho anh chàng Jack một bài học đắt giá. Jack học đường rằng, con đường anh đang đi tìm không đâu xa mà chính là nơi trái tim mình. Và trên hết, cuốn sách này cũng là một người Thầy thú vị dành cho những người đang khao khát đi tìm hạnh phúc đích thực.
Không có mô tả.

Cuốn sách là ba câu chuyện lớn hư cấu nhưng lại cực kỳ gần gũi và ý nghĩa. Tác giả Robin Sharma vẽ lên chân dung họ dựa vào những chất liệu rất thực tế là những vấn đề con người gặp phải hằng ngày. Mở đầu, người đàn ông có tên Jack Valentine không hề thỏa mãn với cuộc sống thực tại mà vất vả, tự mò mẫm kiếm tìm con đường hạnh phúc của chính mình.

Những đứa trẻ thông minh nhất thế giới
Cuốn sách này chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân khiến nền giáo dục phát triển: giáo viên cần được tuyển chọn hết sức khắt khe. Cách duy nhất để nghiêm túc về giáo dục là lựa chọn giáo viên có trình độ cao, những người giỏi nhất và thông minh nhất trong mỗi thế hệ.
Tác giả vốn là một phóng viên từng được trao tặng hai giải thưởng báo chí quốc gia ở Mỹ, đã theo chân ba du học sinh Mỹ đến Hàn Quốc, Phần Lan, Ba Lan để khám phá những bí mật giúp các nước này đào tạo nên những học sinh tài năng. Ở những nước này, trở thành nhà giáo là việc vô cùng khó khăn và cần được đào tạo kỹ lưỡng.
Amanda cũng chỉ ra một điểm quan trọng mà giáo viên cần là sự tận tâm. Chính sự tận tâm cùng tính kiên trì của người giảng dạy sẽ thúc đẩy sự chăm chỉ, có tổ chức của học sinh giúp các em vượt qua rào cản về trí thông minh hay nền tảng xuất thân để tập trung học hành đạt hiệu quả cao.
Những tấm lòng cao cả
“Những tấm lòng cao cả” là một cuốn tiểu thuyết trẻ em của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis. Lấy bối cảnh trong lúc nước Ý đang thống nhất cũng như nói về đề tài yêu nước.
Xuyên suốt tiểu thuyết là những vấn đề xã hội như sự nghèo đói, Những tấm lòng cao cả được yêu chuộng vì văn phong giản dị và ý nghĩa giáo dục về tình nhân ái. Những tấm lòng cao cả được viết theo hình thức nhật ký của Enrico Bottini, một cậu học trò 10 tuổi học tiểu học ở Ý. Gia đình cậu thuộc tầng lớp thượng lưu trong khi nhiều bạn cùng lớp lại xuất thân từ tầng lớp lao động. Cốt truyện diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt năm lớp 3 của Enrico. Ở đó Enrico đã được tiếp xúc với những cậu bé đủ mọi tính cách...
Xen kẽ vào cuốn nhật kí của cậu bé Enrico là các truyện đọc hàng tháng (thầy giáo yêu cầu học sinh chép để đọc cho cả lớp), đây là những câu chuyện kể về tấm gương những thiếu niên dũng cảm của nước Ý, có những người hi sinh vì Tổ quốc như cậu bé trinh sát ở Lombardia, có người chết để cứu những người thân thiết như cậu bé ở Roma hay cậu bé người Sicilia, và cả những người có nhiều nghĩa cử cao đẹp.
Mỗi tác phẩm trên mang một góc nhìn với cách tiếp cận đề tài khác nhau nhưng đều toát lên hình ảnh đẹp về người thầy, sự hy sinh thầm lặng trong sự nghiệp “trồng người”. Đây đều là những cuốn sách hay và ý nghĩa nhất dành tặng cho những người thầy, người cô dịp 20/11.
Theo Đời sống
back to top