4 nhóm người tuyệt đối không nên giác hơi

Giác hơi là một phương thức trị liệu không dùng thuốc khá độc đáo, mang lại những công dụng nhất định.Tuy nhiên nếu dùng sai cách sẽ rất nguy hiểm. Dưới đây là 4 nhóm người tuyệt đối không nên giác hơi kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phân loại giác hơi

Các phương pháp giác hơi hiện nay bao gồm các loại sau:

Giác hơi "khô": Phương pháp này thực hiện bằng cách đun nóng bên trong cốc bằng que lửa, đốt cồn, thảo mộc, giấy. Khi lửa tắt thì người giác hơi nhanh chóng úp cốc vào da người bệnh, khi không khí bên trong nguội đi sẽ tạo ra áp suất âm để kéo da vào bên trong cốc.

Giác hơi “khí”: Đây là phương pháp giác hơi thay vì sử dụng một ngọn lửa để đốt, cốc giác được áp lên da và hút không khí trong cốc bằng một bên bơm chuyên dụng để tạo ra chân không.

Giác hơi “ướt”: Giác hơi bằng cách này sẽ kết hợp chích lể da trước khi đặt cốc giác. Khi cốc giác được áp vào da và da được hút lên, một lượng nhỏ máu có thể chảy ra từ vị trí chích với tác dụng giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.

Những ai không nên giác hơi?

Người đang bị sốt cao, chuột rút, có đờm

Những người bị sốt cao, chuột rút và trong thời điểm có đờm (sổ mũi, viêm nhiễm…) thì chính là thời điểm không thích hợp để giác hơi, đặc biệt đối với một số bệnh nhân bị động kinh. Nếu bạn muốn giác hơi, nên làm điều đó khi tình trạng sức khỏe đã trở nên ổn định.

Những người có thể chất dễ bị chảy máu

Những người có xu hướng chảy máu (dễ bị chảy máu với bất kỳ nguyên nhân nào) thì hãy nhớ rằng bản thân cũng không thích hợp để trải nghiệm dịch vụ giác hơi. Bởi vì giác hơi có khả năng gây ra hiện tượng chảy máu lớn ở nhóm người này so với người bình thường.

Bệnh nhân bị gãy xương

Bệnh nhân bị gãy xương không thích hợp để tham gia dịch vụ giác hơi khi sức khỏe xương khớp của bạn chưa hồi phục hoàn toàn.

Tại thời điểm này, giác hơi có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương gãy xương, kéo dài thời gian dưỡng thương của bạn.

Những người đang bị dị ứng da, tổn thương da

Người có da đã bị tổn thương mà tiếp tục đi giác hơi có thể làm tăng các triệu chứng dị ứng và làm lan rộng hơn bề mặt vết loét.

Nên giác hơi khi nào?

Là một liệu pháp giải độc cơ thể và chữa bệnh tốt nhưng không phải ai, không phải bệnh nào cũng áp dụng được. Giác hơi chỉ nên dùng trong những trường hợp sau:

Đau nhức xương khớp: Thực hiện tại những khớp đau.

Ho kéo dài: Giác hơi tại huyệt của hai lưng.

Cảm nóng, cảm lạnh: Với bệnh nhân cảm lạnh cần giữ ấm cho bệnh nhân.

Đau bụng, sôi bụng: Thực hiện các vùng huyệt bụng, thắt lưng.

Cần lưu ý gì khi giác hơi?

Giác hơi trong tối đa 10 phút

Do cấu trúc da và độ dày của da của mỗi người là khác nhau nên khả năng chịu áp suất âm cũng khác nhau, nói chung thời gian giác hơi nên khống chế trong vòng 5-10 phút, để thuận tiện cho việc quan sát sự thay đổi của da, tốt nhất sử dụng hũ thủy tinh, thay cho hũ cao su, hũ tre.

Vị trí giác hơi rất quan trọng

Nói chung, giác hơi chủ yếu được thực hiện ở lưng dưới, nhưng giác hơi không được khuyến khích cho bụng, mặt và những nơi khác mà cơ bắp không dày và có khoang nội tạng, đặc biệt là vùng bụng rất dễ bị tắc ruột và lồng ruột.

Không tắm ngay sau khi giác hơi

Nhiều người tắm ngay sau khi giác hơi vì nghĩ rằng điều này có thể làm sạch các chất độc ra khỏi cơ thể. Thực tế, điều này sẽ gây tổn thương thứ cấp cho da, rất bất lợi cho sức khỏe.

Vì bản thân giác hơi có hại cho da nên sau khi giác hơi da sẽ trở nên nhạy cảm và mỏng manh hơn, nếu bạn đi tắm vào thời điểm này rất có thể khiến da bị viêm nhiễm, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông trên cơ thể và có thể dễ dàng dẫn đến cảm lạnh.

Làm tốt công tác giữ ấm sau khi giác hơi

Bởi vì sau khi giác hơi, cơ thể con người sẽ tương đối yếu ớt, lỗ chân lông trên toàn cơ thể cũng ở trạng thái mở, nếu lúc này không chú ý giữ ấm, để phong hàn tà xâm nhập cơ thể, chẳng những sẽ không phục hồi sức khỏe cho cơ thể mà còn có thể khiến cơ thể không khỏe mạnh, bệnh nặng thêm, mắc chứng phong hàn.

Vì vậy, sau khi giác hơi tốt nhất không nên ra ngoài, không bật điều hòa ngay lập tức, nên mặc quần áo dài, quần dài.

Theo Đời sống
back to top