4 mốc thời gian cần đưa trẻ sinh non đi khám

(khoahocdoisong.vn) - Mẹ có con sinh non cần nhớ 4 mốc thời gian quan trọng để đưa bé yêu đến tái khám sau sinh để được bác sĩ kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe, phát hiện và điều trị các bệnh lý ở trẻ sinh non kịp thời.

Hỏi: Con gái tôi mới sinh con thiếu tháng, 29 tuần tuổi nên cả gia đình rất lo lắng không biết trẻ sinh non có những nguy cơ gì với sức khỏe. Cháu có cần đi khám thường xuyên không?

Nguyễn Phương Thanh (Hà Nội)

TS.BS Đinh Thúy Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Trẻ sinh non, cân nặng thấp là trẻ sinh trước tuần 32 hoặc có cân nặng khi sinh dưới 1.500g. Em bé sinh non phải đối mặt với nhiều nguy cơ: Về mắt (bệnh võng mạc trẻ đẻ non); Giảm thị lực, mù); Hệ hô hấp (loạn sản phế quản phổi; Viêm đường hô hấp tái diễn); Dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, còi xương; Kém hấp thu, thiếu hụt vi chất); Hệ tim mạch (bệnh còn ống động mạch); Về tai (giảm thính lực, điếc); Tâm thần kinh (chậm nhận thức, chậm biết nói; Chậm giao tiếp, tiếp thu kém).

Cần nhớ 4 mốc thời gian quan trọng để đưa bé đến tái khám để được kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe, phát hiện và điều trị các bệnh lý kịp thời.

Mốc 1 - Sau ra viện 2 - 7 ngày: Khám vàng da, nhiễm trùng rốn, thính lực…

Mốc 2 - 1 tháng tuổi: Khám thể chất, thính lực, thị lực.

Mốc 3 - 3 tháng tuổi: Khám thể chất, tinh thần – vận động, dinh dưỡng.

Mốc 4 - 6 tháng tuổi: Khám thể chất, tinh thần – vận động, dinh dưỡng.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top