4 giai đoạn phát triển của thoát vị đĩa đệm

(khoahocdoisong.vn) - Nhận biết mức độ của các giai đoạn thoát vị đĩa đệm để người bệnh có phương án điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nề.

Thoát vị đĩa đệm là vấn đề liên quan tới một đĩa đệm bất kỳ nằm giữa các đốt xương sống. Bệnh xảy ra khi vòng xơ bao ngoài của đĩa đệm bị rách, khiến nhân nhầy thoát ra ngoài. Đĩa đệm bị thoát vị có thể chèn ép lên các dây thần kinh gần đó, gây tê bì, đau đớn hoặc yếu tay/chân.

Hầu hết tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng lưng dưới, nhưng cũng có trường hợp xảy ra ở vùng cổ. Vì thế, những biến chứng mà bệnh gây ra là nỗi lo âu lớn nhất lớn nhất. Bệnh có 4 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1: Đĩa đệm mới chỉ có dấu hiệu biến dạng khi nhân nhầy bị phình ra, có thể sẽ bắt đầu có vài chỗ bị rách nhỏ khiến người bệnh chỉ bị hơi đau ở lưng.

Giai đoạn 2: Nhân nhầy sẽ càng ngày lồi về phía bị rách, đĩa đệm sẽ bắt đầu bị phình ra. Dấu hiệu rõ rệt của bệnh là đau cục bộ vùng thắt lưng, thỉnh thoảng rễ thần kinh mới có dấu hiệu bị kích thích.

Giai đoạn 3: Khi nhân nhầy dần lồi về nơi bị rách, lớp vòng vị trí đó sẽ bị rách ra hoàn toàn, nhân nhày cùng với cấu trúc khác của đĩa đệm bị tuột ra khỏi vị trí ban đầu ở khoang gian đốt sống, lúc này bệnh đã phát triển nặng hơn. Triệu chứng rễ thần kinh bị chèn ép xuât hiện khiến bệnh nhân đau nhức, bị hạn chế vận động.

Giai đoạn 4: Nhân nhầy bị xơ hóa, biến dạng, vòng sợi bị phá đứt, rạn, rách nặng ở với những chỗ. Giảm chiều cao của khoang gian đốt sống gây ra hẹp ống sống… Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, gây ra những hiện tượng đau thắt lưng cấp mãn tính, tái phát lại nhiều lần, có thể gây nên hội chứng đè ép rễ thần kinh nặng bởi lỗ tiếp hợp bị chèn ép gây ra biến chứng teo cơ, thậm chí là bại liệt vĩnh viễn.

Trong 2 giai đoạn đầu của bệnh, đĩa đệm chỉ mới bắt đầu bị biến dạng, bao xơ vẫn giữ được nhân nhầy ở trong. Lúc này bao xơ vẫn chưa bị rách. Người bệnh chỉ bị triệu chứng đau nhức ở mức nhẹ. Cơn đau chỉ thỉnh thoảng xuất hiện chứ không xuất hiện dồn dập. Giai đoạn này rất tiện lợi cho quá trình chữa trị. Nhưng trong giai đoạn này do bệnh nhẹ nên rất mơ hồ, dễ nhầm với đau thông thường. Vậy nên cần phải điều trị kịp thời sớm nhất có thể, ăn uống hợp lý.

Ở 2 giai đoạn cuối, bệnh đã nặng, bao xơ có dấu hiệu bị rách, một phần của nhân nhầy bắt đầu thoát ra khỏi bao xơ. Khiến các rễ dây thần kinh ở tủy sống bị chèn ép lên, xuất hiện cơn đau sẽ nặng hơn, thường xuyên hơn ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt hàng ngày nay của bệnh nhân. Trường hợp bị nặng quá có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt và phải phẫu thuật giá tốn kém.

Vì vậy, hãy chú ý giữ gìn sức khỏe, sinh hoạt hợp lý để phòng bệnh, đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện kịp thời và khám chữa bệnh khi còn sớm chưa phát triển nặng sẽ mau hồi phục hơn.

BSCKII Hà Tường (Bệnh viện Phòng không – Không quân)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top