4 cách nhận biết phần mềm giả mạo trên kho ứng dụng điện thoại

Để phát hiện các phần mềm giả mạo trên kho ứng dụng điện thoại tiềm ẩn rủi ro, người dùng chỉ cần chú ý đến một số chi tiết trước khi cài chúng lên máy cá nhân.

Nhận diện chi tiết trực quan

Trước khi thực hiện tải một ứng dụng nào đó, hãy dành thời gian để kiểm tra nguồn gốc của nó. Nguồn gốc ứng dụng ở đây bao gồm hai yếu tố: người phát hành và ngày phát hành ứng dụng.

Những tên hacker thường tạo ứng dụng giả dưới cái tên na ná nhà phát hành chính thức của ứng dụng. Logo phần mềm có thể trông rất giống, nhưng sẽ có vài chi tiết khác biệt như màu sắc, hình dáng. Vì thế hãy xem xét thật kĩ, vì đôi khi chúng chỉ khác nhau một chữ “s” hoặc có hai chữ cái bị đảo lộn vị trí mà bạn khó lòng nhận ra. Với ngày xuất bản, ứng dụng giả mạo sẽ chỉ có một ngày phát hành nào đó gần đây, thường chỉ là một vài tuần trước. Trong khi đó, ứng dụng thật sẽ có ghi ngày cập nhật.

Lỗi chính tả, cấu trúc ngôn ngữ

Thông thường các lỗi chính tả trên phần mềm giả mạo sẽ được thực hiện một cách cố ý nhằm tránh công cụ quét bản quyền từ doanh nghiệp đang phát hành chương trình hợp pháp.

Đánh giá từ người dùng

Cách này hữu dụng, nhưng cũng phải cẩn trọng bởi nhà phát triển có thể tạo ra các đánh giá giả mạo, hoặc sử dụng công cụ tự động nhằm tăng lượt tải, bình luận tích cực hay chấm điểm cao để thu hút con mồi. Nhưng nếu phần viết bình luận bị tắt, điểm số thấp hoặc có nhiều đánh giá tiêu cực thì đó là “báo động đỏ” không nên cài.

Kiểm tra số lượng tải về

Hãy kiểm tra các đánh giá bên dưới. Dù hay dù dở, ứng dụng thật cũng sẽ có hàng ngàn lượt bình luận, đánh giá. Trong khi đó các ứng dụng giả sẽ có rất ít bình luận. Đối với lượt tải cũng tương tự. Hãy cẩn trọng với các ứng dụng ít lượt tải.

Để phát hiện ra các chương trình tiềm ẩn rủi ro, người dùng chỉ cần chú ý đến một số chi tiết trước khi cài chúng lên máy cá nhân.

Các rủi ro đi kèm với phần mềm giả mạo

Gian lận chi phí: Đây là cách phổ biến nhất khi một nhà phát triển muốn trộm tiền từ người dùng. Ứng dụng sẽ tìm mọi cách để ép khách trả phí thuê bao rồi âm thầm trừ tiền.

Ẩn chứa mã độc: Một thực trạng thường thấy khác là phần mềm giả mạo chứa mã quảng cáo, mã độc khả nghi, hiển thị các nội dung quảng cáo đáng ngờ và trộm mọi thông tin có thể nhằm bán lại cho người hoặc tổ chức, doanh nghiệp thu mua.

Virus, phần mềm tống tiền: Ứng dụng mạo danh có thể chỉ là vỏ bọc của các hình thức virus nguy hiểm có khả năng lây nhiễm trên thiết bị, trong đó đó có cả phần mềm tống tiền. Những chương trình này sau khi cài vào máy sẽ mã hóa toàn bộ dữ liệu, sau đó đòi chủ nhân phải trả tiền để chuộc lại nếu không muốn mất vĩnh viễn các thông tin quan trọng.

Các hình thức gửi tin rác, mã lây nhiễm ẩn danh, tấn công giả mạo…: Những công cụ tự động sau khi được lén cài vào điện thoại có thể bắt đầu gửi tin rác đến toàn bộ liên hệ trong danh bạ, chiếm quyền kiểm soát thiết bị, đánh cắp thông tin để trộm tiền ngân hàng…

Theo Đời sống
Có nên mua Sony Xperia 1 VI và 10 VI?

Có nên mua Sony Xperia 1 VI và 10 VI?

Sau một thời gian dài im ắng ở mảng smartphone, Sony bất ngờ quay lại thị trường di động Việt Nam, bằng việc công bố và mở bán bộ đôi smartphone Xperia 1 VI và Xperia 10 VI.
back to top