4 bộ phận trên cá dễ chứa nhiều độc tố không phải ai cũng biết

Ăn cá cũng có nguyên tắc, không phải tất cả những gì thuộc về cá thì đều có thể ăn được, cũng không phải tất cả các bộ phận trên con cá đều an toàn.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mật cá

Rất nhiều người thường dùng mật cá để tẩm bổ tăng cường khả năng của bản thân, nhất là với người đàn ông họ thường cho rằng mật cá có thể tăng cường sinh lý, khả năng chăn gối. Tuy nhiên, ít ai biết rằng mật cá có nhiều loại rất nhiều chất độc nên khi ăn vào có thể gây ngộ độc và tử vong. Chính vì vậy, không nên thử sử dụng món này để bảo vệ sức khỏe của mình.

Đầu cá

Nhiều người thực tế rất thích ăn đầu cá, nhưng cá là loài vật sống ở môi trường nước. Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở nhiều nơi hiện tại rất nghiêm trọng, từ đó dẫn đến hàm lượng kim loại nặng trong đầu cá tăng lên nhiều. Vì vậy, nếu muốn ăn đầu cá thì bạn cần đảm bảo mua được cá nuôi nhân tạo, có chất lượng nước đạt tiêu chuẩn chứ không nên ăn đầu cá ở những môi trường có ký sinh trùng, vi khuẩn độc hại.

Nội tạng cá

Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ thì trong thành phần của ruột cá có chứa rất nhiều chất béo, khi ăn khá ngậy và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, chỉ nên ăn da cá biển còn với các loại cá nuôi thì ruột cá chính là nơi chứa nhiều chất tăng trọng, và cũng chứa nhiều hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nguyên nhân là nếu ăn nhiều ruột cá, rất có thể bị ngộ độc. Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: da cá, trứng cá, ruột cá…. Chính vì vậy, khi ăn cá tốt nhất nên loại bỏ phần ruột cá này đi để bảo vệ sức khỏe của mình.

Mắt cá

Mắt cá tưởng giàu chất dinh dưỡng nhưng thực tế lại không phải vậy. Thậm chí, đây còn là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Một số loài cá có máu đỏ hoặc đốm trắng trên mắt chính là dấu hiệu đáng chú ý khi mua cá mà bạn cần biết. Chính vì vậy, không nên ăn quá thường xuyên kẻo dễ rước những độc tố vào người gây bệnh. Bởi vì mắt cá là nơi dễ nhiễm khuẩn chất kim loại nặng gây hại cho sức khỏe.

Theo Đời sống
back to top