3 trẻ nhỏ xứ Nghệ bị "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công tuyến nước bọt mang tai

Được đưa vào viện trong tình trạng bị áp xe viêm tuyến nước bọt mang tai nhưng các bác sỹ đã phát hiện cả 3 em nhỏ đã nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người".

<div> <p style="text-align: justify;">Ng&agrave;y 14/9, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, bệnh viện n&agrave;y đ&atilde; ph&aacute;t hiện v&agrave; điều trị cho 3 em nhỏ bị bệnh Whitmore - nhiễm &quot;vi khuẩn ăn thịt người&quot;.</p> <p style="text-align: justify;">Trước đ&oacute;, 3 ch&aacute;u Nghi&ecirc;m Thanh Tuấn (14 tuổi, tr&uacute; tại Đức Thọ, H&agrave; Tĩnh), Ho&agrave;ng Văn Cao (10 tuổi, tr&uacute; tại x&atilde; Thanh ngọc, Thanh Chương), Nguyễn C&ocirc;ng H&agrave;o (11 tuổi, C&ocirc;ng Th&agrave;nh, Y&ecirc;n Th&agrave;nh) được người nh&agrave; đưa đến viện với t&igrave;nh trạng &aacute;p xe vi&ecirc;m tuyến nước bọt mang tai.</p> <p style="text-align: justify;">Khi đưa đến, t&igrave;nh trạng bệnh của 3 em nhỏ đ&atilde; chuyển nặng. Người nh&agrave; cho biết, do bệnh c&oacute; biểu hiện giống quai bị n&ecirc;n đ&atilde; tự điều trị tại nh&agrave;.</p> <p style="text-align: justify;">Sau khi được đưa v&agrave;o viện, c&aacute;c b&aacute;c sỹ đ&atilde; cấy mủ, x&eacute;t nghiệm m&aacute;u th&igrave; ph&aacute;t hiện cả 3 em nhỏ đ&atilde; dương t&iacute;nh với Whitmore.</p> <div> <div style="text-align: justify;"><img alt="3 trẻ nhỏ xứ Nghệ bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công tuyến nước bọt mang tai - Ảnh 1." data-original="https://khds.1cdn.vn/2019/09/15/39-15684706746071037655045.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/09/15/39-15684706746071037655045.jpg" title="3 trẻ nhỏ xứ Nghệ bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công tuyến nước bọt mang tai - Ảnh 1." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: justify;">Vi khuẩn Whitmore thường sống trong b&ugrave;n đất v&agrave; nước.</p> </div> </div> <p style="text-align: justify;">Sau một thời gian điều trị, hiện bệnh nh&acirc;n Tuấn đ&atilde; ổn định v&agrave; được xuất viện về nh&agrave;. Ri&ecirc;ng 2 trường hợp H&agrave;o v&agrave; Cao đang tiếp tục được điều trị tại bệnh viện.</p> <p style="text-align: justify;">B&aacute;c sỹ Nguyễn Thị Huyền Ng&acirc;n (khoa Tai Mũi họng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) cho biết, bệnh Whitmore l&agrave; một bệnh l&acirc;y nhiễm g&acirc;y ra bởi vi khuẩn Gram &acirc;m Burkholderia pseudomallei g&acirc;y bệnh cảnh nhiễm tr&ugrave;ng m&aacute;u.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh kh&ocirc;ng c&oacute; triệu chứng r&otilde; r&agrave;ng v&agrave; dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh kh&aacute;c, nhưng c&oacute; thể g&acirc;y tử vong nhanh ch&oacute;ng. Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore c&oacute; thể l&ecirc;n đến 50% - 60%. Hiện tại đang m&ugrave;a mưa, l&agrave; thời điểm thuận lợi để vi khuẩn Whitmore ph&aacute;t triển.</p> <p style="text-align: justify;">&quot;<i>C&aacute;c triệu chứng l&acirc;m s&agrave;ng của bệnh rất mơ hồ, chẩn đo&aacute;n rất kh&oacute; n&ecirc;n dễ bị chẩn đo&aacute;n nhầm sang c&aacute;c bệnh vi&ecirc;m phổi, nhiễm khuẩn da m&ocirc; mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, li&ecirc;n cầu...</i></p> <p style="text-align: justify;"><i>Ngay cả khi được khẳng định chẩn đo&aacute;n bệnh Whitmore, việc điều trị cũng hết sức kh&oacute; khăn. Bệnh nh&acirc;n thường phải d&ugrave;ng kh&aacute;ng sinh tấn c&ocirc;ng liều cao tĩnh mạch k&eacute;o d&agrave;i li&ecirc;n tục trong &iacute;t nhất khoảng 2-4 tuần, sau đ&oacute; d&ugrave;ng kh&aacute;ng sinh duy tr&igrave; khoảng từ 3 đến 6 th&aacute;ng</i>&quot;, b&aacute;c sỹ Ng&acirc;n n&oacute;i.</p> <p style="text-align: justify;">B&aacute;c sỹ Ng&acirc;n cảnh b&aacute;o, số ca bệnh nh&acirc;n tập trung v&agrave;o th&aacute;ng 7-11. Do đ&oacute;, những người l&agrave;m việc tiếp x&uacute;c nhiều với m&ocirc;i trường nước, đất v&agrave; phải mang bảo hộ lao động. Nếu c&oacute; trầy xước ngo&agrave;i da cần điều trị sớm v&agrave; triệt để.</p> </div> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p>

Theo Trí thức trẻ
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top