Quá trình đưa thực phẩm từ nông trại tới bàn ăn đóng góp một lượng lớn lượng khí nhà kính toàn cầu. Động vật chuyển hóa thực vật thành năng lượng rất kém hiệu quả, nên các sản phẩm thịt và sữa sẽ có lượng dư thừa khí thải nhiều hơn rau củ quả và hạt.
Trên thực tế, không phải ai cũng ăn một loại hoặc một lượng thức ăn nhất định, nên để giải quyết sự đa dạng này, Hua Cai và các đồng nghiệp đã đánh giá số hàng hóa thực phẩm mua bán bởi các hộ gia đình Mỹ và xác định các điểm nóng về khí thải carbon trong những giao dịch này.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các ghi chép giao dịch thực phẩm chi tiết của hơn 57.000 hộ gia đình trong năm 2010, và với mỗi gia đình, họ sẽ cộng tổng lượng khí nhà kính thải ra trong quá trình trồng và thu hoạch loại thực phẩm đó. Sau đó, họ so sánh kết quả này với tính toán về lượng khí thải nếu những thực phẩm trên được thay bằng thực đơn ăn uống lành mạnh và thân thiện với môi trường.
Phân tích này đã cho thấy 71% các gia đình tham gia khảo sát đã có thể giảm lượng khí thải carbon với 3 giải pháp sau:
Các hộ gia đình nhỏ từ 1 đến 2 người không nên mua các loại thực phẩm bán với số lượng lớn, do đó và các nhà sản xuất nên bổ sung các kích cỡ đóng gói nhỏ và tiết kiệm hơn.
Cắt giảm thực phẩm giàu calo và có chỉ số dinh dưỡng thấp (ví dụ như đồ ăn nhanh) sẽ giúp giảm 29% lượng khí thải, thêm vào đó, điều này cũng giúp nâng cao sức khỏe.
Nên hạn chế mua các thực phẩm chế biến sẵn. Bởi loại sản phẩm này từ chế biến đến bảo quản đều làm phát thải một lượng khí cacbon lớn.