Loạt di tích lịch sử hấp dẫn, không thể bỏ qua khi tới Điện Biên
Quốc Lê
Bên cạnh Di tích lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên còn có nhiều di tích lịch sử đặc sắc khác, thu hút nhiều du khách đến tham quan, khám phá.
chia sẻ
1. Thành Bản Phủ là một tòa thành cổ nằm giữa cánh đồng Mường Thanh, nay thuộc xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Tòa thành được lãnh tụ khởi nghĩa Hoàng Công Chất xây dựng làm thủ phủ cho nghĩa quân vào những năm 1758-1762.
Thành rộng hơn 80 mẫu, dựa lưng vào sông Nậm Rốm. Chân thành rộng 15 mét, mặt thành rộng 5 mét, cao 15 mét. Thành có 4 cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác...
Tương truyền, 3 vạn gốc tre gai đã được đem từ miền Tây Thanh Hóa lên để trồng làm vật cản, tăng khả năng phòng thủ của tòa thành. Thành được xây chắc chắn đến mức, trên mặt thành ngựa, voi có thể đi lại được.
Có thể nói, thành Bản Phủ là chứng tích quý giá, ghi dấu mốc lịch sử về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh của quân và dân Điện Biên cách đây gần ba thế kỷ.
2. Huyện Điện Biên Đông của tỉnh Điện Biên là nơi tọa lạc của hai tòa tháp Lào cổ xưa độc đáo. Đầu tiên là tháp Mường Luân nằm bên bờ sông Mã thuộc xã Mường Luân. Tương truyền, tháp được những người Việt và người Việt gốc Lào chung tay xây dựng vào thời Lê.
Tháp có mặt cắt hình vuông, thon dần lên cao. Thân tháp cao 15,5 mét, xung quanh đắp nổi các họa tiết cách điệu. Từ hàng trăm năm nay, tháp Mường Luân được coi là “vị thần hộ mệnh” bảo vệ cuộc sống cho dân bản, phù trợ con người có sức khỏe và mùa màng bội thu…
Cách tháp Mường Luân khoảng 10 km về phía Đông có một ngọn tháp Lào khác là tháp Chiềng Sơ, nằm ở bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ. Theo các nhà nghiên cứu, tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 15-16, cùng niên đại với tháp Mường Luân.
Về tổng thể, tháp cao 10,5 mét, được xây dựng bằng gạch và vôi vữa mật, nhỏ dần từ dưới lên trên. Bố cục kiến trúc và các họa tiết trang trí trên thân tháp có nhiều nét tương đồng với tháp Mường Luân, với các hình ảnh chim muông, hoa lá cách điệu.
3. Tọa lạc ở bản Noong Nhai, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, khu tưởng niệm Noong Nhai là nơi ghi dấu vụ thảm sát Noong Nhai năm 1954, một sự kiện được ví như vụ “Mỹ Lai ở Điện Biên Phủ” do mức độ cực kỳ đẫm máu.
Theo đó, vào tháng cuối năm 1953, sau khi nhảy dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ, quân Pháp đã biến bản Noong Nhai thành một trại tập trung có quy mô lớn, nơi giam giữ hơn 3.000 người của các bản khác nhau trong vùng, nhằm cắt đứt sự hỗ trợ của người dân dành cho Việt Minh.
Vào ngày 25/4/1954, giai đoạn cuộc chiến Điện Biên Phủ đã gần ngã ngũ, vào khoảng 14h trưa, quân Pháp bất ngờ cho nhiều tốp máy bay bổ nhào cắt bom, dội thẳng xuống đầu người dân vô tội ở trại tập trung Noong Nhai, khiến cho 444 người thiệt mạng.
Tại một địa điểm nằm trong khu vực trại tập trung cũ, một khu tưởng niệm đã được xây dựng. Trung tâm khu tưởng niệm là bức tượng người phụ nữ dân tộc Thái bế đứa con đã bị bom giặc giết chết trên tay, qua đó, gửi thông điệp, nhắc nhở đến thế hệ con cháu hôm nay mãi nhớ về lịch sử.
Kết quả xét nghiệm khiến các bác sĩ không khỏi bất ngờ, trong mẫu phân của anh Tiểu Chu, có sự hiện diện của một loại ký sinh trùng có hình thù kỳ dị, trông giống như "bóng ma mặt quỷ" đang di động.
Trong khi nhiều chuyên gia nỗ lực tìm cách liên lạc, gửi thông điệp tới người ngoài hành tinh thì một số nhà khoa học cảnh báo việc làm đó có thể dẫn tới hậu quả tồi tệ.
Ngày 15/12, ở Phatthalung, Thái Lan, một đoạn clip ghi lại cảnh những người cứu hộ dùng gậy cố định đầu một con trăn và kéo nó ra khỏi chuồng gà trước khi bỏ vào bao tải.
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổi Mão đạt được thành tựu rực rỡ trong sự nghiệp. Trong khi đó, người tuổi Mùi cố chấp làm theo ý mình.
Trong khi nguồn tài nguyên trên Trái Đất ngày càng cạn kiệt, các nhà khoa học đang tìm kiếm "Trái đất thứ hai". Họ tin rằng, việc biến sao Hỏa thành “Trái Đất thứ hai” là có khả năng.