Giữ lửa nghề bánh tráng truyền thống

Nghề làm bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) gắn liền văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng của người dân địa phương từ bao đời nay.

Thơm ngon bánh tráng Túy Loan

Hiện tại, địa bàn xã Hòa Phong còn 15 hộ gia đình duy trì nghề làm bánh tráng truyền thống. Trong đó, 3 hộ vẫn thường xuyên đỏ lửa. Ngoài làm bánh bán lẻ, khi có người đến đặt hàng với số lượng lớn, người dân sẽ làm bánh theo yêu cầu.

Từ nửa đêm, người làm nghề đã thức giấc, chuẩn bị nguyên liệu làm bánh tráng. Bà Đặng Thị Tùng (85 tuổi, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) cho biết, điểm đặc biệt của bánh tráng Túy Loan so với những loại bánh tráng ở nơi khác là sử dụng gạo xiệc 13/2.

Bà Đặng Thị Túy Phong, người giữ hồn nghề bánh tráng Túy Loan. Ảnh: Dung Anh.

Bà Đặng Thị Túy Phong, người giữ hồn nghề bánh tráng Túy Loan. Ảnh: Dung Anh.

Sau khi ngâm, gạo sẽ được mang đi xay ra và trộn với các loại gia vị. Đường, nước mắm, mè trắng sẽ được cho trực tiếp vào bột. Gừng và tỏi phải giã nát, lấy phần nước mang lại hương thơm đặc trưng cho bánh.

Với những người ăn chay, muối được thay cho nước mắm. Đặc biệt, bánh tráng Túy Loan có công thức như nhau, nhưng qua tay của người làm nó, sẽ cho ra vị riêng, không hề giống nhau nhưng vẫn rất thơm.

Một cái bánh tráng có đường kính 50cm đã được nướng giòn, có giá 27.000 đồng. Trung bình một lần làm sẽ cho ra 200 - 250 cái. Dịp lễ tết, số lượng bánh làm ra sẽ nhiều hơn.

Bánh được tráng hoàn toàn thủ công với công thức đặc biệt tạo nên hương vị rất riêng cho bánh tráng Túy Loan. Ảnh: Kim Duyên.

Bánh được tráng hoàn toàn thủ công với công thức đặc biệt tạo nên hương vị rất riêng cho bánh tráng Túy Loan. Ảnh: Kim Duyên.

Trăn trở chuyện giữ lửa làng nghề

Không ai biết chính xác nghề làm bánh tráng này có từ bao giờ. Trong ký ức của bà Đặng Thị Túy Phong (85 tuổi, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), ngay từ khi còn nhỏ, thấy người trong làng làm bánh tráng, bà cũng tập tành làm theo. Hơn 50 năm trôi qua, bà Phong vẫn miệt mài ngồi bên bếp lửa. Ban đầu, bà chỉ tráng bánh vào những dịp Tết với số lượng ít để gia đình ăn. Sau này, nhu cầu người tiêu dùng tăng cao, có thu nhập, mới bắt đầu làm với số lượng lớn để bán. Từ ngày biết nghề làm bánh tráng quê hương trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bà con trong làng càng thêm trân trọng.

“Dịp Tết, bà con cùng nhau làm được lắm. Người dân muốn giữ nghề này, khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia thì càng phải giữ”, bà Phong nói.

Bánh tráng nướng có giá 27.000 đồng/chiếc. Ảnh: Phan Nguyên.

Bánh tráng nướng có giá 27.000 đồng/chiếc. Ảnh: Phan Nguyên.

Bà Đặng Thị Thái Hòa (50 tuổi, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), con gái bà Phong, phụ giúp mẹ, cũng như nối nghề đến nay đã gần 20 năm. Bà Hòa cho hay, nghề tráng bánh rất cực, phải thức khuya, dậy sớm, cần tình yêu nghề mới lâu bền. Các thế hệ sau này không còn mặn mà với nghề truyền thống, khiến những nghệ nhân như bà Hòa phải tìm cách giữ gìn.

Cũng là một trong những hộ làm bánh tráng lâu đời nhất, bà Trần Thị Luyện (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) gắn bó với nghề hơn 50 năm. “Tôi làm đến khi nào không thể làm nổi nữa thì sẽ truyền lại cho con cháu. Làm nghề này cực nhọc nhưng không biết sao mình cũng ham, cứ làm hoài cho tới bây giờ”, bà Trần Thị Luyện nói.

Những bậc cao niên kiên trì giữ lửa làng nghề. Ảnh: Kim Duyên.

Những bậc cao niên kiên trì giữ lửa làng nghề. Ảnh: Kim Duyên.

Bà Luyện bảo, ai muốn học nghề, bà đều sẵn sàng dạy. Bà cũng khuyên nhiều người cố gắng theo nghề nhưng đa số sợ khổ, dần dần cũng khó kiếm được người làm.

Mặt khác, làng nghề hiện nay gặp khó khăn nhất định, khi số lượng người mua giảm dần. Không có nơi tiêu thụ, thu nhập không ổn định nên nhiều hộ chuyển sang làm việc khác.

Ông Ngô Văn Nhân, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phong, thông tin, sắp tới, địa phương có những phương án để tiếp tục thúc đẩy nghề làm bánh tráng Túy Loan, như tổ chức tuyên truyền về giá trị văn hóa, khuyến khích bà con giữ lửa và truyền nghề cho thế hệ con cháu.

Chính quyền cũng sẽ bàn bạc với hộ kinh doanh trên địa bàn để cải tạo mẫu mã sản phẩm, làm tăng độ nhận diện thương hiệu cho bánh tráng Túy Loan. Bên cạnh đó, địa phương xem xét đưa nghề làm bánh tráng Túy Loan vào hoạt động du lịch và trải nghiệm để tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định đưa nghề làm bánh tráng Túy Loan trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là niềm vinh hạnh đối với bà con làm nghề nói riêng và địa phương nói chung.

Theo Đời sống
Về B’lao lang thang qua những đồi chè

Về B’lao lang thang qua những đồi chè

Nếu muốn tìm vùng đất cao nguyên để “chữa lành ngắn ngày” nhưng đã quá “nhẵn mặt” với Đà lạt và không muốn đi xa, du khách có thể thử chọn vùng đất B’lao (Lâm Đồng) để lang thang qua các đồi trà, đắm chìm trong màu xanh bát ngát.
Độc đáo phiên chợ giữa đồng xanh mướt

Độc đáo phiên chợ giữa đồng xanh mướt

Xu hướng sống xanh, tìm về với thiên nhiên đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người, chợ quê An Nhứt (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) có lẽ là một trải nghiệm không nên bỏ qua trong những kỳ nghỉ ngắn ngày.
back to top