3 bí quyết ăn cơm trắng của người Nhật ít bị tiểu đường, béo phì

Ở Nhật, người dân ăn cơm mỗi ngày nhưng tỉ lệ béo phì, tiểu đường của họ lại không hề cao. Dưới đây là một số bí quyết ăn cơm trắng của người Nhật.
Tại sao người Nhật cũng ăn cơm nhưng đường huyết luôn được kiểm soát? Ảnh minh họa

Tại sao người Nhật cũng ăn cơm nhưng đường huyết luôn được kiểm soát? Ảnh minh họa

Tại sao người Nhật cũng ăn cơm nhưng đường huyết luôn được kiểm soát?

Người Nhật ăn cơm cùng các món nhạt

Người Nhật ăn cơm đều đặn mỗi bữa nhưng "chìa khóa" để họ không tăng cân đó là lượng cơm trong một bữa ăn không quá nhiều. Thay vào đó, họ ăn thêm nhiều thức ăn phụ, lượng cơm họ ăn thường chỉ vào khoảng 100g.

Hơn nữa, thức ăn của họ khá nhạt, ít khi nêm nếm thêm đường và muối. Thậm chí, họ còn ăn sống rau, cá vì muốn giữ lại những dinh dưỡng tốt nhất từ thực phẩm.

Ở Nhật, các đĩa thức ăn thường có kích thước khá nhỏ, điều này vô tình khiến họ tiêu thụ lượng thức ăn ít hơn.

Người Nhật thường nấu cơm trộn giấm

Sau khi nấu cơm, người Nhật thường sẽ trộn cơm cùng giấm để làm món sushi, cơm nắm hoặc để gia tăng hương vị cho cơm. Axit axetic trong giấm có thể ức chế hoạt động của amylase và làm chậm quá trình chuyển hóa tinh bột thành glucose. Theo người Nhật, việc thêm giấm vào cơm có thể khiến lượng đường trong máu tăng chậm hơn.

Ngoài ra một điều ít ai để ý đó là người Nhật tuy ăn nhiều cơm nhưng ý thức vận động của họ rất cao, chính điều đó đã giúp họ ngăn ngừa béo phì, tiểu đường. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 98% trẻ em Nhật đi bộ hoặc đi xe đạp tới trường. Đặc biệt, nhiều người Nhật rất thích phương pháp "đi bộ 10.000 bước mỗi ngày" và một số nghiên cứu cho rằng đây cũng là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ của họ.

Ăn cơm ở nhiệt độ thấp

Không giống như chúng ta thường thích ăn các món nóng hổi, ở Nhật chủ yếu tiêu thụ cơm nguội dưới dạng sushi, cơm nắm. Người Nhật cho rằng cơm nguội có tinh bột, giống như chất xơ, chất này không dễ tiêu hóa, khi vào trong cơ thể sẽ làm chậm sự hấp thụ glucose trong cơ thể. Chính vì vậy, lượng đường trong máu sẽ không tăng quá nhanh, giúp ổn định lượng đường trong máu.

Cách nấu cơm tốt cho sức khỏe

Đừng nấu cơm quá nhão: Cơm mềm dẻo sẽ dễ tiêu hóa hơn nên khiến lượng đường trong máu tăng nhanh sau bữa ăn.

Thêm gạo lứt và đậu nguyên hạt vào gạo trắng: Thường xuyên ăn gạo trắng mịn sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Bạn nên thêm gạo lứt, đậu xanh, đậu đỏ và các loại ngũ cốc thô vào cơm để ổn định đường huyết.

Ăn cơm nấu trong ngày, tránh hâm nóng nhiều lần: Tốt nhất là không nên nấu quá nhiều cơm cùng một lúc. Việc để cơm quá lâu dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ngộ độc.

Theo Đời sống
back to top