2 bài thuốc trị chứng tê thấp

Tê thấp là một trong những chứng bệnh xương khớp nhiều người mắc phải. Bệnh sẽ gia tăng khi mùa đông tới. Dưới đây là một số bài thuốc trị chứng tê thấp hiệu quả.

Tê thấp là chứng bệnh mạn tính

* Bài xương truật, xuyên ô: Hai vị này sao qua tán nhỏ, làm thuốc bột. Lấy giấy bản gói thuốc bột rồi vê lại thành viên, mỗi viên to bằng hạt ngô to. Mỗi ngày uống 3 lần vào buổi sáng sớm, chiều và buổi tối đi ngủ. Mỗi lần uống 3 viên, khi uống lấy 15ml rượu hòa vào với ít nước đun sôi, dúng viên thuốc vào cho trơn để dễ nuốt, không được uống thuốc bột trần, phải vê vào giấy bản mà nuốt, vì uống trần không vê vào giấy sẽ bị tê lưỡi. Trẻ em từ 10 tuổi trở nên mới được dùng, liều lượng bằng ½ người lớn. Uống mỗi lần 1 viên cũng phải nuốt, không được hòa với nước. Chủ trị chứng tê thấp, đau xương, đau mình, chân tay nhức mỏi. Người có thai không dùng, kiêng cà chua, cà pháo, cà bát, thịt chó, thịt gà, rau cải.

* Quế chi, trần bì, hy thiêm thảo, hoàng nàn, hương phụ, nam mộc hương. Cách bào chế: Hy thiêm dùng rượu tẩm, đồ lên rồi đem phơi, 9 lần tẩm rượu như vậy, 9 lần phơi. Quế chi dùng thứ non, mỏng, không sao. Trần bì rửa sạch, sao vàng. Hoàng nàn ngâm nước gạo 1 đêm, gọt sạch hết vỏ vàng, rửa sạch, rồi lấy 1 ít nước gạo đặc cho đủ thấm, không dùng nhiều, tẩm vào hoàng nàn đã gọt sạch, để 1 đêm rồi phơi khô. Hương phụ sao cháy lông cho vào cối nhào cho sạch vỏ đen. Nam mộc hương cạo sạch vỏ ngoài. Các vị trên bào chế xong rồi tán nhỏ, luyện với hồ, viên ằng hạt đậu đen, phơi thật khô, cho vào lọ kín dùng dần. Người lớn dùng  mỗi lần từ 10-20 viên tùy sức khỏe hay yếu, béo hay gầy.

Nếu người dưới 15 tuổi tùy theo lứa tuổi lớn nhỏ mà giảm đi uống từ 2 viên đến 10 viên. Ngày uống 3 lần uống trước bữa cơm 2 giờ. Uống với nước nóng hay nước lọc. Chủ trị bệnh tê thấp, thấp khớp, kiêm trị các chứng đau bụng, đầy bụng, thổ tả.

TTƯT.BSCK2 Nguyễn Hồng Siêm

Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top