10 nguyên tắc "vàng" chế biến thực phẩm để tránh nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng

Ngộ độc do độc tố của tụ cầu vàng rất hay gặp, khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn có tích tụ độc tố thì có thể bị ngộ độc. Cùng tìm hiểu những nguyên tắc "vàng" chế biến thực phẩm để tránh nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng.
Vi khuẩn tụ cầu vàng.

Vi khuẩn tụ cầu vàng.

Tụ cầu vàng là loại vi khuẩn gì

Tụ cầu vàng tên khoa học Staphylococcus aureus là vi khuẩn hình cầu, tụ thành từng cụm như chùm nho, không di động.

Tụ cầu chịu được nhiệt độ tới 700 độ C, ở 800-850 độ C chết sau 20-25 phút. Chúng là những thể hiếu khí tùy tiện, môi trường thích hợp cho chúng phát triển ở pH trung tính, axit hoặc kiềm nhẹ, pH dưới 4 sẽ ngừng phát triển.

Hình thái của tụ cầu vàng. - Ảnh: internet.

Hình thái của tụ cầu vàng. - Ảnh: internet.

Tụ cầu vàng phân bố rộng rãi trong tự nhiên và thường ký sinh trên da và niêm mạc. Ở thực phẩm giàu chất đạm, chất béo (thịt gia súc, gia cầm, cá) hoặc thực phẩm có hàm lượng nước cao hoặc có nhiều tinh bột và nhiệt độ bảo quản thực phẩm không đảm bảo dễ bị nhiễm tụ cầu vàng.

Khả năng nhiễm vào thực phẩm và gây bệnh của tụ cầu vàng rất lớn, do chúng phân bố ở khắp nơi và có khả năng sinh độc tố. Độc tố có tính chịu nhiệt độ cao (ở 1000C phải cần 1-2 giờ mới phá hủy), nhiệt độ thấp độc tố của tụ cầu vàng có thể duy trì được tính độc trên 2 tháng và độc tố này không làm thay đổi mùi vị của thức ăn.

Cơ chế gây ngộ độc

Một điều quan trọng là thực phẩm nhiễm tụ cầu là không thể nhận biết bằng cảm quan. Vì vậy rất nguy hiểm đối với người tiêu dùng. Con người rất nhạy cảm với độc tố của tụ cầu vàng, có tới 90% số người ăn thức ăn nhiễm khuẩn bị ngộ độc.

Tụ cầu vàng khi nhiễm vào thực phẩm 4-5 giờ sẽ sản sinh ra ngoại độc tố, độc tố này không bị men tiêu hóa phá hủy. Khi người sử dụng thực phẩm nhiễm độc tố của tụ cầu vàng, độc tố này nhanh chóng thấm vào niêm mạc dạ dày, ruột vào máu dẫn đến các triệu chứng: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và chóng mặt, lợm giọng, bụng quặn đau, nôn mửa dữ dội, ỉa chảy, mệt mỏi rã rời, có người bị nhức đầu, ra mồ hôi, co giật cơ, huyết áp hạ, mạch yếu,...Do thời gian diễn biến bệnh nhanh khoảng 1-2 ngày là hết các triệu chứng rồi khỏi, nên tử vong chủ yếu là ở các bệnh nhân là trẻ em bị suy dinh dưỡng, người già mắc bệnh mãn tính kèm theo.

10 nguyên tắc "vàng" chế biến thực phẩm

Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi, rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch, nên gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng. Mọi người cần nắm vững các bí quyết chọn thịt, cá, trứng, rau củ quả sao cho tươi ngon và không bị bơm hoặc tẩm ướp hóa chất.

Nấu kỹ thức ăn: Rất nhiều thực phẩm sống như thịt gia cầm, gia súc, trứng và sữa chưa tiệt trùng có thể ô nhiễm bởi các vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, thực phẩm cần phải được đun nấu kỹ trước khi ăn.

Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín: Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. Để đảm bảo an toàn nhất, nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.

Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn.

Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn: Đây là nguyên tắc tốt nhất để tránh cho các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm (bảo quản đúng cách có thể làm giảm bớt sự phát triển của vi khuẩn nhưng không diệt được các sinh vật). Vì thế, để tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản chúng ta cần nấu lại thực phẩm với nhiệt độ ít nhất là 700 độ C.

Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn - Ảnh minh họa - Ảnh:internet.

Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn - Ảnh minh họa - Ảnh:internet.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín: Thực phẩm nấu chín nếu tiếp xúc với thực phẩm sống có thể bị ô nhiễm. Chẳng hạn như khi chúng ta dùng chung dao thớt cắt thịt sống rồi dùng lại để thái thịt đã nấu chín sẽ làm tái sinh sản sinh vật gây bệnh và dễ bị lây nhiễm chéo.

Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ: Nên rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm và sau những việc làm gián đoạn quá trình chế biến. Sau khi chế biến thịt, cá, rau củ quả tươi cần phải rửa thật kỹ trước khi chế biến thực phẩm khác. Nếu như tay có vết thương nên băng kín lại không để vết thương tiếp xúc với thực phẩm.

Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải luôn được khô ráo, gọn gàng, sạch sẽ, hợp vệ sinh: Thực phẩm rất dễ bị lây nhiễm nên bất kỳ bề mặt nào khi tiếp xúc đều phải được làm sạch sẽ. Do đó, dao, thớt, khăn lau, dụng cụ nấu nướng đều phải được chùi rửa, thay thế hoặc luộc lại trước khi tái sử dụng.

Bảo vệ thực phẩm khỏi các những loài côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác: Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất nên bảo quản thực phẩm bằng các vật chứa được đóng kín.

Sử dụng nguồn nước sạch: Nước sạch là một yếu tố quan trọng đối với việc chế biến thực phẩm và làm đồ uống. Nếu như không có nguồn cung cấp nước sạch, mọi người có thể đun sôi nước trước khi sử dụng chế biến thực phẩm hoặc làm đá cho các đồ uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ./.

Khi nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm phải khẩn trương tổ chức cấp cứu chuyển người bệnh đến ngay cơ sở điều trị gần nhất (Bệnh viện, Phòng khám hoặc Trạm Y tế, Trung tâm cấp cứu 115) và khai báo cơ quan chức năng (Ban Quản lý An toàn thực phẩm, Sở Y tế, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế Quận/huyện) để điều tra và xử lý kịp thời vụ ngộ độc thực phẩm.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top