Ngộ độc do vi khuẩn tụ cầu vàng có nguy hiểm không?

Liên quan đến vụ việc học sinh Trường Tiểu học Kim Giang bị ngộ độc nghi do ăn thịt gà nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng. Cùng Khoa học và đời sống tìm hiểu nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là gì và loại vi khuẩn này nguy hiểm ra sao?

Tụ cầu vàng là loại vi khuẩn gì

Tụ cầu vàng là vi khuẩn hình cầu, có hình cầu kết thành chùm hoặc thành đám, không chuyển động, không tạo thành bào tử, chịu đựng được khô hạn, sinh sắc tố trên môi trường nuôi cấy. Nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng của chúng là 370 độ C, độc tố tạo thành ở trên 40 độ C. Tụ cầu chịu được nhiệt độ tới 700 độ C, ở 800-850 độ C chết sau 20-25 phút. Chúng là những thể hiếu khí tùy tiện, môi trường thích hợp cho chúng phát triển ở pH trung tính, axit hoặc kiềm nhẹ, pH dưới 4 sẽ ngừng phát triển.

Tụ cầu khuẩn chịu được trong dung dịch muối có nồng độ tới 12% và đường tới 50%; do vậy chúng có thể tồn tại ở một số bánh kem có nồng độ đường cao, trong pho mát mặn, trong kem sữa, trong các món ăn đã chế biến từ thịt, cá.

Vi khuẩn tụ cầu vàng. - Ảnh: internet.

Vi khuẩn tụ cầu vàng. - Ảnh: internet.

Những bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên

Ngộ độc thức ăn

Tụ cầu phát triển trên thực phẩm sinh ngoại độc tố ruột (Enterotoxin), gây ngộ độc thức ăn. Đặc điểm của độc tố ruột là rất bền với nhiệt (ở trong nước sôi 30 phút không bị phá hủy), chịu được ở môi trường pH = 5 và cồn. Ở nhiệt độ thấp độc tố giữ được hoạt tính trong 2 tháng. Để phá hủy hoàn toàn phải đun sôi thực phẩm liền trong 2 giờ hoặc hấp ở áp lực hơi nước 1200C trong 30 phút.

Độc tố sinh ra trên các cơ chất khác nhau là không giống nhau về thời gian và số lượng tạo thành: ở cháo gạo, khoai tây, độc tố nhanh hơn và nhiều hơn ở sữa; đặc biệt trên môi trường giàu Protein và chất béo, vi khuẩn phát triển rất nhanh sau 24 giờ số vi khuẩn có thể tăng lên 200.000 đến 500.000 lần và tạo thành nhiều độc tố. Trong sữa và cháo gạo bị nhiễm khuẩn, độc tố thường tích tụ sau 6-12 giờ ở điều kiện 150 độ C-220 độ C, còn ở 5-60 độ C vi khuẩn phát triển chậm và ở 40 độ C thì ngừng lại. Vi khuẩn phát triển tốt nhất và sinh độc tố nhanh nhất ở 370 độ C (khoảng từ 30-370 độ C); trong cháo gạo, khoai tây nghiền, bánh mỳ kẹp thịt…thì chỉ sau 3-4 giờ đã tích tụ đủ lượng độc tố gây ngộ độc.

Một điều quan trọng là thực phẩm nhiễm tụ cầu là không thể nhận biết bằng cảm quan. Vì vậy rất nguy hiểm đối với người tiêu dùng. Con người rất nhạy cảm với độc tố của tụ cầu vàng, có tới 90% số người ăn thức ăn nhiễm khuẩn bị ngộ độc. Bệnh phát sau khi ăn khoảng từ 1-6 giờ, tùy thuộc vào lượng độc tố có trong thức ăn. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường là lợm giọng, bụng quặn đau, nôn mửa dữ dội, ỉa chảy, mệt mỏi rã rời, có người bị nhức đầu, ra mồ hôi, co giật cơ, huyết áp hạ, mạch yếu,...Do thời gian diễn biến bệnh nhanh khoảng 1-2 ngày là hết các triệu chứng rồi khỏi, nên tử vong chủ yếu là ở các bệnh nhân là trẻ em bị suy dinh dưỡng, người già mắc bệnh mãn tính kèm theo.

Như vậy, ở điều kiện bình thường trong các sản phẩm thực phẩm phát triển và tạo thành độc tố khá nhanh, đó là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ việc ngộ độc.

Nhiễm khuẩn da

Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể sống ký sinh trên da và niêm mạc sau đó xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ chân lông, các tuyến dưới da và nang lông. Tiếp sau đó, chúng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn kèm mủ với triệu chứng khởi phát là sự xuất hiện của mụn nhọt, chốc lở và các ổ áp xe trên da.

Bệnh do tụ cầu gây nên ở da thường do môi trường bên ngoài xâm nhập vào. Thường thì chúng ít gây bệnh nếu chỉ cư trú trên da. Tuy nhiên, khi có vết thương hở, mụn kèm theo vệ sinh kém, đề kháng yếu thì chúng sẽ có cơ hội gây nên các bệnh nguy hiểm.

Nhiễm khuẩn huyết

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn tụ cầu vàng có thể gây nhiễm khuẩn máu - một tình trạng nhiễm trùng nặng. Vi khuẩn này có thể đi tới các cơ quan nội tạng và gây ra các ổ áp xe tại đây đe dọa đến tính mạng con người. Ngoài ra, bệnh còn có nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương,...

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Môi trường bệnh viện luôn có vi khuẩn tụ cầu vàng, chúng có thể gây nên nhiễm trùng, điển hình như: nhiễm trùng vết bỏng, vết mổ, nhiễm trùng đường hô hấp. Không những thế chúng còn có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua các thủ thuật hoặc can thiệp y khoa. Vết thương hở cũng là con đường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Đa số trường hợp nhiễm khuẩn tụ cầu vàng tại bệnh viện thường xảy ra với bệnh nhân nằm viện dài ngày.

Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng có thể gây tử vong. - Ảnh: internet.

Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng có thể gây tử vong. - Ảnh: internet.

Ngộ độc do độc tố của tụ cầu vàng rất hay gặp, khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn có tích tụ độc tố thì có thể bị ngộ độc. Các món sữa, thịt rất dễ là nguồn gây bệnh.Các loại bánh kẹo được chế biến từ kem sữa, trứng, các hộp chao dầu, thức ăn từ cá, thịt… nhiễm khuẩn cũng rất hay có độc tố ruột. Vì vậy để chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm do tụ cầu thì không được dùng các loại thịt gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh và sữa của các con bò bị viêm vú và viêm tuyến vú để chế biến làm thực phẩm. Người sản xuất, chế biến thực phẩm bị ghẻ lở, viêm họng,viêm da có mủ, viêm phế quản......,không được chế biến trực tiếp hoặc tiếp xúc với thực phẩm./.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top