1 ca tử vong liên quan đến COVID-19 tại TP HCM

Sau gần 1 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân nam sinh năm 1969 tại Bình Dương dương tính với COVID-19 có bệnh tim mạch đi kèm đã tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

TS.BS Nguyễn Thị Thủy Ngân - Phó Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, ngày 17/4, một nam bệnh nhân sinh năm 1969, ngụ tỉnh Bình Dương được chuyển đến Khoa Bệnh Nhiệt đới trong tình trạng bệnh nặng phải thở máy.

Trước đó, bệnh nhân điều trị các bệnh lý tim mạch như: Cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim, suy tim, rối loạn sinh tủy (một dạng bệnh lý tiền ung thư huyết học) tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Khoảng giữa tháng 4, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở, nghi ngờ mắc COVID-19. Bệnh nhân sau đó được tiến hành xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến điều trị tại khu vực cách ly của Khoa Bệnh nhiệt đới. Sau gần 1 tuần điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân xấu dần và tử vong.

Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy

TS.BS Nguyễn Thị Thủy Ngân cho biết, từ giữa tháng 4/2023, đơn vị này bắt đầu tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19. Trung bình mỗi ngày tiếp nhận 1-2 ca bệnh mới.

Các ca bệnh đa số có bệnh lý nền như tiểu đường, suy tim, van tim, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch. Những bệnh nhân này khi chuyển đến Khoa Bệnh Nhiệt đới đa số phải tiến hành thở máy hoặc lọc máu.

Trong bối cảnh số ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao, những người có yếu tố nguy cơ như: Người cao tuổi, người có các bệnh lý nền như đái tháo đường, tim mạch mạn tính, gan, thận mạn tính, phổi mạn tính, hoặc bệnh nhân ung thư, bệnh nhân mắc các bệnh lý huyết học…là những đối tượng suy giảm miễn dịch, cần được bảo vệ.

Do đó, TS.BS Thủy Ngân khuyến cáo, những người này cần được chủng ngừa vaccine đầy đủ, thực hiện nguyên tắc 2K, đeo khẩu trang, khử khuẩn và hạn chế đi đến những nơi đông người. Đối với người thân sống chung nhà với đối tượng nguy cơ cũng cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt để bảo vệ họ.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top