Y mao mạch liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc - Kỳ 8: Lợi ích của việc bỏ đói cơ thể 16:8

(khoahocdoisong.vn) - Bỏ đói 16 tiếng, ăn đầy đủ trong 8 tiếng tạo cơ hội cho “người thợ” miễn dịch được tập trung chuyên môn bảo dưỡng máy móc cơ thể mỗi ngày giúp vận hành trơn tru, phòng ngừa bế tắc, bệnh tật, duy trì hoạt động thông suốt...

Tăng cường chuyển hóa

Khi chúng ta ăn các chất dự trữ bị chất đống trong gan, khiến gan quá tải, các bệnh như máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, tiểu đường… xuất hiện. Các bệnh này đều do rối loạn chuyển hóa gây nên, là quá trình chuyển hóa không thành công, không đạt được chức năng như mong muốn.

Bỏ đói và những lợi ích của sức khỏe.

Bỏ đói và những lợi ích của sức khỏe.

Với việc bỏ đói cơ thể, kho dự trữ được giảm tải, giảm độc cho gan. Gan khỏe thì mọi chuyển hóa sẽ tự khắc trơn tru. Mục đích nhịn ăn cách quãng là một chiến lược để luyện tập và tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể để có thể tồn tại trong giai đoạn bỏ đói cơ thể.

Dành nhiều thời gian hơn trong giai đoạn nhịn ăn thực sự là một hình thức luyện tập chuyển hóa, mang lại tất cả các điều tuyệt vời sau: Điều hòa lượng đường trong máu; Tăng sự nhạy cảm với insulin; Tăng phân giải mỡ và tăng huy động acid không béo; Tăng cường oxy hóa mỡ ở tế bào; Tăng hormon glucagon (hormon tăng trưởng đối nghịch với insulin).

Giảm béo giảm mỡ, cải thiện vấn đề gan nhiễm mỡ

Trong thời gian ăn, insulin tăng cao và cơ thể tích trữ các calo dư thừa tại các tế bào mỡ. Khi insulin xuất hiện, việc đốt cháy mỡ sẽ dừng lại và thay vào đó là đốt đường glucose – loại đường được hấp thu từ bữa ăn gần nhất. Ăn nhiều thì cơ thể không có thời gian để đốt mỡ dự trữ tạo năng lượng và phụ thuộc gần như hoàn toàn và đường glucose đến từ thức ăn để có năng lượng. Ăn nhiều, insulin luôn phải tiết ra quá nhiều dẫn đến hiện tượng “kháng insulin” mãn tính gây ra hệ quả “Hội chứng rối loạn chuyển hóa” như béo phì, nhiều mỡ bụng… 

Thời gian bỏ đói, lượng insulin hạ thấp, trong khi glucagon hay còn gọi là hormon tăng trưởng, loại hormon đối nghịch với insulin lại được tăng cường. Cơ thể bắt đầu đốt cháy mỡ để lấy năng lượng thay cho đường glucose. Vậy là tích mỡ trong thời gian ăn, đốt mỡ thừa chỉ trong trạng thái nhịn ăn. 

Nhịn ăn cách quãng và dành nhiều thời gian cho giai đoạn bỏ đói cơ thể sẽ khiến cơ thể luyện tập đốt mỡ nhiều hơn. Trong đó:                 

         GIAI ĐOẠN ĂN

  • Đường Cao
  • Insulin Cao
  • Đốt Cháy Đường
  • Dự Trữ Mỡ Cao

     GIAI ĐOẠN BỎ ĐÓI

  • Đường Thấp
  • Insulin Thấp
  • Đốt Cháy mỡ

Chúng ta cứ ghi nhớ mối tương quan giữa Insulin và Mỡ theo biểu đồ này cho dễ nhớ nhé:

Ổn định đường huyết, cải thiện sự nhạy cảm với insulin

Hội chứng tiểu đường bắt đầu khi chúng ta nạp quá nhiều đường từ thức ăn, nhiều hơn mức xử lý của cơ thể. Tuyến yên và tuyến tụy tiết insulin là để điều tiết đường huyết mỗi khi ta nạp đường vào cơ thể. Nhưng cứ thường xuyên phải tiết nhiều insulin thì tuyến tụy mệt mỏi, trơ lì, không đáp ứng insulin nữa dù cơ thể đòi hỏi. Đó là hiện tượng kháng insulin khiến chỉ số triglyceride cao (chỉ số lượng mỡ trong máu cao), nồng độ DHL hay cholesterol có lợi thấp, đường glucose tăng cao đến mức tiểu đường tuýp 2. Hiện nay, cứ 12 người thì có 1 người mắc tiểu đường tuýp 2 phát triển mạnh, trong đó 35% người trưởng thành và 50% người cao tuổi có hội chứng rối loạn chuyển hóa, hay còn gọi là tiền tiểu đường.

Khi ăn, insulin tiết ra để đốt đường glucose. Khi tiêu thụ hết lượng đường có được từ bữa ăn, cơ thể trở nên thèm khát nhiều đường glucose hơn vì chức năng huy động và đốt cháy mỡ để giải phóng năng lượng ở cơ thể và tế bào đã bị suy giảm. Hầu như cả ngày, người ta chỉ quanh quẩn trong chu trình vài tiếng lại ăn một lần, đường tăng lên, rồi lại đói khi lượng đường tụt xuống.

Khi bỏ đói cơ thể, đường không được nạp vào trong 16 tiếng, tuyến tụy không phải làm việc quá tải, insulin chỉ ở mức thấp. Hàng ngày đều như vậy, đường huyết không bị trong tình trạng thường xuyên cao chót vót, nó sẽ dần ổn định. Tuyến tụy sẽ dần dần bớt trơ lì, trở nên nhạy cảm hơn, đáp ứng tiết insulin khi cơ thể đòi hỏi.

Hướng dẫn thực hiện liệp pháp thập chỉ liên tâm - Y mao mạch.

Hướng dẫn thực hiện liệp pháp thập chỉ liên tâm - Y mao mạch.

Tăng cường miễn dịch

Khi ta bỏ đói cơ thể buổi sáng, không nạp năng lượng mới, cơ thể sẽ phải huy động kho dự trữ và cả hệ thống miễn dịch cùng các kháng thể để phòng ngừa các tác nhân bên ngoài tấn công do lo sợ cơ thể suy yếu trong thời gian bị bỏ đói.

Hệ miễn dịch ngày nào cũng tập luyện sẽ trở nên tinh nhuệ. Hệ miễn dịch khỏe là cơ thể khỏe. Giải Nobel y học năm 2018 được trao cho đề tài “Cường hóa hệ miễn dịch chống ung thư”. Nhưng ứng dụng đi kèm giải Nobel y học là loại thuốc rất đắt để đánh thức hệ miễn dịch. Dễ hiểu là khi thuốc vào, hệ miễn dịch sẽ thức dậy một cách thụ động, ngưng thuốc thì hệ miễn dịch lại ngủ.

Ngược lại, khi ta bỏ đói cơ thể, hệ miễn dịch thực sự sục sạo, tuần tra, tìm kiếm, tiêu diệt, rèn quân mỗi ngày một cách chủ động.

Bỏ đói các vi khuẩn có hại trong ruột, cải thiện tiêu hóa

Hệ thống tiêu hóa bao gồm dạ dày, ruột, đại tràng… sẽ làm việc tốt hơn khi không phải làm việc quá tải. Đã tiêu chảy mà còn bồi thêm nhát đòn chí tử nữa bằng cách ăn uống không kiểm soát thì bệnh càng nặng hơn, lại phải dùng thuốc chặn đứng tiêu chảy, độc tố không được đào thải, tích tụ lại, gây nhiễm độc và vi khuẩn, vi trùng phát triển âm ỉ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Bỏ đói cơ thể là bỏ đói cả vi khuẩn có hại trong đường ruột, và giảm lũ “viện binh” cho đoàn quân xấu xa này (thực phẩm chứa nhiều chất độc hại thời nay). Thêm vào đó, khoảng thời gian bỏ đói cơ thể là lúc đoàn quân miễn dịch sục sạo truy tìm và tiêu diệt các loại mầm mống vi khuẩn, vi trùng, bệnh tật, kể cả trong đường ruột. Cho nên, nếu bạn bị tiêu chảy, chỉ cần nhịn ăn, việc còn lại cơ thể tự giải quyết, vấn đề tiêu hóa của bạn sẽ ổn, bụng êm.

Điều hòa huyết áp

Ăn đều đặn mà không dành một khoảng thời gian bỏ đói để đốt mỡ làm sạch mạch máu, thì mỡ trong máu và các chất lắng cặn sẽ khiến dòng máu chảy chậm hơn. Bỏ đói cơ thể giúp giảm mỡ máu, khiến dòng máu chảy dễ dàng hơn, tim không cần co bóp quá nhiều mà vẫn tạo áp lực đẩy máu như mong muốn. Huyết áp cao sẽ không xảy ra. Dòng máu linh hoạt khiến máu lên não tốt hơn, máu về tim tốt hơn, không còn huyết áp thấp nữa. Bạn khỏe và yên tâm với huyết áp ổn định.

Hệ thống não bộ làm việc hiệu quả hơn

Hệ thống não bộ của con người hoạt động rất hạn chế, chỉ khoảng 4-6% chức năng của toàn hệ thống. Do đó, nếu dành quá nhiều năng lực để giải quyết vấn đề như rối loạn chuyển hóa… thì các chức năng tư duy, trí nhớ… sẽ bị hạn chế hoặc tắc nghẽn. Bỏ đói cơ thể giải quyết được những vấn đề cốt lõi khiến bộ não thông thoáng hơn về năng lực, dành nhiều hiệu quả hơn cho những việc khác. Tư duy minh mẫn hơn, trí nhớ tốt hơn, phân tích nhạy bén, tập trung tốt hơn. Não của người 80 tuổi vẫn như não người 20 tuổi một cách đúng nghĩa.

Thầy Dư Quang Châu trước và sau khi áp dụng bỏ đói.

Thầy Dư Quang Châu trước và sau khi áp dụng bỏ đói.

Giảm lão hóa, tăng tuổi thọ

Bạn khỏe hơn, thải độc cơ thể tốt hơn, bộ não tốt hơn, tiêu hóa tốt hơn, cơ thể thường xuyên được “sửa chữa, bảo dưỡng”, tăng cường tái tạo các tế bào – cơ hội sống đến 100 tuổi theo đúng hạn mức sinh lý hoàn toàn có thể đạt được với sự tái tạo của toàn bộ cơ thể được trẻ hóa đến từng tế bào.

Theo Đời sống
back to top