Xây dựng phương án điều chỉnh giá điện, dự kiến cho năm 2022

Bộ Công thương phải tiếp tục đánh giá kỹ các chi phí đầu vào, kế hoạch cung cấp điện, chi phí dự kiến và các khoản chi phí chưa được tính vào giá điện để xây dựng phương án điều chỉnh giá điện, nhất là dự kiến cho năm 2022.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương về quản lý, điều hành giá một số mặt hàng quan trọng thiết yếu, giải pháp trọng tâm 2 tháng còn lại năm 2021.

Cụ thể, đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tiếp tục giữ ổn định giá để bảo đảm công tác kiểm soát lạm phát chung cũng như góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân.

Tuy nhiên, cần chủ động các phương án để có thể điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ khi điều kiện cho phép. Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hợp với Bộ Tài chính để thực hiện lộ trình điều chỉnh giá các dịch vụ công theo đúng Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt, giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới.

Đồng thời tính toán mức trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn giá phù hợp để tạo dư địa cho công tác điều hành giá trong dịp Tết Nguyên đán và tạo đà kiểm soát giá năm 2022; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và công khai minh bạch trong điều hành giá.

Mặt hàng điện, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra giá mặt hàng sản xuất điện để thực hiện công khai minh bạch về giá điện.

Bên cạnh đó tiếp tục đánh giá kỹ các chi phí đầu vào, kế hoạch cung cấp điện, chi phí dự kiến và các khoản chi phí chưa được tính vào giá điện để xây dựng phương án điều chỉnh giá điện theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTG ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bản lẻ điện bình quân, nhất là dự kiến cho năm 2022.

Chỉ đạo EVN tổ chức triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ về giảm giá điện, tiền sử dụng điện, nắm bắt và xử lý kịp thời những vướng mắc trong khâu thực hiện.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương tiếp tục theo dõi sát, chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường, cung, cầu và giá mặt hàng thịt lợn, đặc biệt là trong các thời điểm cuối năm, cận Tết Nguyên đán để tránh tình trạng giá có biến động đột biến khi nguồn cung gián đoạn từ việc tái đàn.

Nghiên cứu có giải pháp quản lý theo chuỗi từ khâu giết mổ, trong khâu lưu thông, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ chăn nuôi, tính toán nguồn cung lâu dài, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm pháp luật về giá.

Về vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ TNMT, Bộ Công Thương chủ động nghiên cứu một số giải pháp nhằm giám sát hoạt động khai thác, sản xuất, đẩy mạnh kiểm tra xử lý các trường hợp lợi dùng đầu cơ tăng giá bất hợp lý.

Trường hợp cần thiết nghiên cứu báo cáo Chính phủ sửa đổi bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để tạo thuận lợi cho hoạt động này, kiểm soát giá để không ảnh hưởng đến các dự án đầu tư xây dựng tại địa phương.

Theo Đời sống
Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng đang được các nhà sản xuất trong nước điều chỉnh giảm thêm 100.000 đồng/tấn. Với việc giảm giá lần thứ ba của thép cuộn, tính từ đầu năm 2024 tới nay, tổng mức giảm lũy kế là 500.000 đồng/tấn.
back to top