<div> <p style="text-align: justify;">Đây là kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học <span>Trung Quốc </span>và Châu Âu, theo tờ Hoa Nam buổi sáng (SCMP). </p> <p style="text-align: justify;">Phát hiện này có thể giúp giải thích không chỉ về sự lây lan mà còn cả nguồn gốc và cách thức tốt nhất để ngăn chặn dịch COVID-19. </p> <p style="text-align: justify;">Các nhà khoa học chỉ ra SARS xâm nhập cơ thể người bằng cách bám vào một protein thụ thể gọi là ACE2 trên màng tế bào. Và một số nghiên cứu ban đầu cho thấy<span> virus Corona </span>mới có khoảng 80% cấu trúc di truyền tương tự SARS nên có thể theo cách thức xâm nhập tương tự. </p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, protein ACE2 không tồn tại với số lượng lớn ở người khỏe mạnh và điều này phần nào giúp hạn chế quy mô của dịch SARS năm 2002-2003 vốn ảnh hưởng tới khoảng 8.000 người khắp thế giới. </p> <p style="text-align: justify;">Những loại virus dễ lây lan khác, trong đó có HIV và Ebola, nhắm tới một loại enzyme gọi là furin. Furin hoạt động như một chất hoạt hóa protein trong cơ thể người. </p> <p style="text-align: justify;">Khi phân tích trình tự bộ gene của virus Corona mới, Giáo sư Ruan Jishou và các cộng sự trong nhóm nghiên cứu của ông ở Đại học Nam Khai, Thiên Tân, Trung Quốc đã tìm thấy một phần các gene đột biến không có trong SARS nhưng lại tương đồng với gene được tìm thấy ở<span> HIV</span> và Ebola. </p> <p style="text-align: justify;">"Phát hiện này cho thấy 2019-nCoV (virus Corona mới hay tên chính thức là SARS-CoV-2) có thể khác biệt đáng kể về con đường lây truyền so với virus Corona SARS. Virus này có thể sử dụng các cơ chế kết hợp của các virus khác như HIV" - các nhà khoa học lý giải trong bài viết xuất bản tháng này trên Chinaxiv.org, một nền tảng Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc sử dụng để công bố các tài liệu nghiên cứu khoa học. </p> <p style="text-align: justify;">Theo nghiên cứu, đột biến có thể tạo ra một cấu trúc được gọi là vị trí phân cắt trong <span>protein sợi của virus Corona </span>mới. </p> <p style="text-align: justify;">Virus sử dụng protein sợi để với xa hơn bám vào các tế bào chủ, nhưng thông thường protein này không hoạt động. Nhiệm vụ của cấu trúc vị trí phân cắt là đánh lừa protein furin của cơ thể người để từ đó cắt và kích hoạt protein sợi dẫn tới phản ứng tổng hợp trực tiếp của virus và các màng tế bào.</p> <p style="text-align: justify;">Theo nghiên cứu, so với đường xâm nhập của SARS, phương pháp liên kết này có hiệu quả "100 đến 1.000 lần". </p> <p style="text-align: justify;">Chỉ hai tuần sau khi nghiên cứu được công bố, tài liệu này đã trở thành tài liệu được xem nhiều nhất từ trước tới nay trên Chinarxiv.</p> <p style="text-align: justify;">Trong nghiên cứu tiếp sau, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Li Hua, Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc công nhận kết quả nghiên cứu của Giáo sư Ruan Jishou. </p> <p style="text-align: justify;">Đột biến không được phát hiện ở <span>SARS</span>, MERS hoặc Bat-CoVRaTG13, một loại virus Corona dơi được xem là nguồn gốc của virus Corona mới với sự tương đồng tới 96% về gene, nghiên cứu cho biết. </p> <p style="text-align: justify;">Điều này có thể "là nguyên nhân vì sao SARS-CoV-2 dễ lây nhiễm hơn các virus Corona khác" - Giáo sư Li Hua nêu trong tài liệu công bố trên Chinarxiv hồi cuối tuần qua. </p> <p style="text-align: justify;">Trong khi đó, một nghiên cứu do nhà khoa học Pháp Etienne Decroly tại Đại học Aix-Marseille công bố trên tạp chí khoa học Antiviral Research hôm 10.2 cũng phát hiện "vị trí phân tách giống furin" không có trong các loại virus Corona tương tự. </p> <p style="text-align: justify;">Một nhà nghiên cứu thuộc Viện Vi sinh học Bắc Kinh, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tại<span> Bắc Kinh</span> nói rằng, các nghiên cứu này đều dựa trên trình tự gene. </p> <p style="text-align: justify;">"Cho dù virus hoạt động như dự đoán thì cũng cần thêm các bằng chứng khác, trong đó có có thực nghiệm. Câu trả lời sẽ cho chúng ta biết virus gây bệnh thế nào" - nhà nghiên cứu giấu tên nói. </p> <p style="text-align: justify;">Hiểu biết về virus Corona mới đã thay đổi đáng kể trong vài tháng qua. Lúc đầu, virus không được xem là mối đe dọa lớn, với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc nói rằng không có bằng chứng lây truyền từ người sang người. </p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, giả thuyết này đã sớm không còn giá trị khi tính tới ngày 26.2, virus đã lây nhiễm hơn 81.000 người khắp thế giới. </p> <p style="text-align: justify;">Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, các loại thuốc kháng enzyme furin có thể có khả năng ngăn cản sự nhân lên của virus trong cơ thể người. </p> <p style="text-align: justify;">Những loại thuốc này gồm "một loạt các loại thuốc điều trị HIV-1 (HIV tuýp 1 - PV) như Indinavir, Tenofovir Alafenamide, Tenofovir Disoproxil và Dolutegravir cùng các loại thuốc điều trị viêm gan C bao gồm Boceprevir và Telaprevir" - nghiên cứu của Giáo sư Li Hua chỉ ra. </p> <p style="text-align: justify;">Gợi ý này phù hợp với một số báo cáo của một số bác sĩ Trung Quốc dùng thuốc trị HIV sau khi xét nghiệm dương tính với virus Corana mới nhưng chưa có bằng chứng lâm sàng chứng thực cho thuyết này. </p> <p style="text-align: justify;">Cũng có hy vọng rằng sự liên quan tới enzyme furin có thể làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa của virus trước khi virus lây lan sang người. Đột biến mà nhóm nghiên cứu của Giáo sư Ruan Jishou xem là "sự xen vào bất ngờ" có thể đến từ nhiều nguồn tiềm năng năng như <span>virus Corona tìm thấy ở chuột</span> hoặc thậm chí là một loại cúm gia cầm. </p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Virus gây COVID-19 đột biến giống HIV, xâm nhập mạnh gấp 1.000 lần SARS
Virus Corona mới gây dịch COVID-19 có đột biến giống HIV, có nghĩa là virus khả năng liên kết với các tế bào trong cơ thể người có thể mạnh tới 1.000 lần so với virus SARS. Nghiên cứu này được cho là một bước tiến trong việc tìm ra thuốc chữa trị COVID-19.
Hai loại hoa khiến rắn độc 'cao chạy xa bay', ai cũng nên trồng
[INFOGRAPHIC]: Loài rắn độc nổi tiếng Việt Nam, bay xa hàng chục mét
Sau 700 năm bị chôn vùi, con tàu bí ẩn xuất hiện
Kỳ lạ khúc gỗ nổi thẳng đứng trên hồ, cả trăm năm không mục
Dự đoán ngày mới 23/11/2024 cho 12 con giáp: Dần vui vẻ, Tuất hao của
Mang thai 8 tháng phôi thai bất ngờ biến mất, người phụ nữ sốc vì...
Người phụ nữ 30 tuổi ở Trung Quốc, tự tin bỏ qua các lần khám thai sau chẩn đoán bảo lưu thai kỳ. Đến tháng thứ 8, khi bụng không lớn, cô mới phát hiện điều đau lòng.
Chấn động Nostradamus tiên tri vận mệnh thế giới năm 2025
Trong cuốn sách "Những lời tiên tri", Nostradamus đã đưa ra nhiều dự đoán về tương lai nhân loại, bao gồm thế giới năm 2025. Theo đó, nhà tiên tri người Pháp đã dự đoán về 2 sự kiện lớn có thể xảy ra.
Tận mục loạt hóa thạch hiếm - độc - lạ của các loài động vật Việt Nam
Bọ ba thùy tuổi Devon, răng voi răng kiếm thế Pleistocene, những con cù kỳ thuộc thế Holocen... là loạt hóa thạch độc đáo của các loài động vật Việt Nam, nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội.
Tử vi cuối tuần (23-24/11), 3 con giáp tài lộc nhân đôi, giàu càng thêm giàu
Tử vi dự đoán, 3 con giáp này "chạm" đâu cũng ra tiền vào cuối tuần này, biết nắm bắt cơ hội lại càng vượng phát.
Huawei Watch Ultimate: Có gì nổi bật với giá 20 triệu?
Với thiết kế tinh xảo, chất liệu bền bỉ và các tính năng tiên tiến như SMS vệ tinh và định vị UWB, Huawei Watch Ultimate không chỉ là một công cụ công nghệ mà còn là biểu tượng của sự sang trọng và tiện ích.
Kỳ lạ bộ lạc cả đời không tắm
Người của bộ lạc này sống trong những ngôi làng nhỏ, biệt lập và thường xuyên di chuyển.
Nữ GS Việt nhận giải “Nobel châu Á”:Cả đời vì nạn nhân chất độc da cam
Ở tuổi 80, GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng vừa vinh dự nhận giải Ramon Magsaysay (được ví là “Giải Nobel của châu Á”) vì những nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường tìm công lý cho các nạn nhân chất độc da cam.
12 sự thật cực bất ngờ về loài hoa đang nở vàng rực khắp VN
Hoa dã quỳ (Tithonia diversifolia), còn gọi là cúc quỳ, là loài hoa dại rực rỡ và nổi tiếng với sắc vàng rực mỗi mùa đông. Sau đây là những sự thật thú vị về loài hoa này.
Thả nhiều cá thể chim về Vườn Quốc gia Tam Đảo, toàn loài quý hiếm
Vườn quốc gia Tam Đảo đã phối hợp với Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả 74 cá thể chim tại địa phận vườn quốc gia. Trong số này có 7 loài quý hiếm.
Audi R8 phong cách giáng sinh nổi bần bật của dân chơi Sài Gòn
Một dân chơi Sài Gòn đã khiến cộng đồng mạng phải trầm trồ về độ “chịu chơi” khi trang trí chiếc siêu xe Audi R8 của mình theo phong cách Giáng Sinh dù mùa lễ hội có cách cả 1 tháng.
Sự thật chấn động về cỗ máy uốn cong không thời gian của Trung Quốc
Trung Quốc đã khởi động cỗ máy siêu trọng lực để thí nghiệm, giúp giải quyết vấn đề kỹ thuật phức tạp trong nhiều lĩnh vực. Môi trường do cỗ máy này tạo ra có thể uốn cong thời gian và không gian.