Việt Nam lần đầu ghép xương tay cho người ung thư

Sáng 30/3, bác sĩ Nguyễn Trần Quang Sáng, khoa Ngoại bụng 2, BV K, cho biết nơi đây vừa phối hợp với bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) lần đầu tiên ghép xương tay thành công cho một bệnh nhân nữ.

Bệnh nhân là T.H.N (ngụ Thái Bình) đến khám tại Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) do đau nhức xương khớp kéo dài. Kết quả chụp chiếu và xét nghiệm xác định bệnh nhân bị ung thư xương cánh tay và đã trải qua 6 đợt điều trị hóa chất, sau điều trị hóa chất có chỉ định phẫu thuật điều trị bảo tồn cánh tay cho bệnh nhân.

“Trước đây thông thường những trường hợp như bệnh nhân N. bác sĩ sẽ phải cắt cụt cánh tay hoặc cắt đầu trên xương cánh tay của bệnh nhân, dẫn đến cánh tay mất chức năng và ảnh hưởng thẩm mỹ” – bác sĩ Sáng nói.

Tuy nhiên với bệnh nhân này, do còn quá trẻ, các bác sĩ cố gắng xử trí với phương án tối ưu để giữ lại cánh tay cho em. Do đó êkíp mổ quyết định cắt đoạn xương cánh tay dài 18 cm cách khối u trên 2 cm để tránh tái phát, dự kiến đặt khớp vai nhân tạo thay thế cho bệnh nhân.

Tuy nhiên ở Việt Nam hiện tại khớp vai nhân tạo chuôi dài nhất là 13 cm, trong khi đoạn cắt đến 18 cm nên khi thay khớp vai nhân tạo sẽ làm ngắn chi ảnh hưởng đến chức năng của khớp. Vì thế, các bác sĩ đã ghép thêm một đoạn xương đồng loại cho bệnh nhân, sau đó đưa chỏm nhân tạo vào khớp vai, giúp phục hồi chức năng chi, khớp cũng như thẩm mỹ.

Hiện bệnh nhân ổn định, cánh tay được bảo tồn tiếp xúc tốt. Được biết ung thư xương là thể bệnh có tỷ lệ ác tính cao, nhưng với kỹ thuật hiện nay thì trên 70% bệnh nhân có thể sống thêm được 5 năm.

Theo Hải Âu (PLO)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top