<div> <div> </div> <p>Trao đổi với <em>VietNamNet</em> bên lề hội thảo Phòng chống ung thư Hà Nội đang diễn ra, GS Nguyễn Chấn Hùng cho biết, xu hướng ung thư tại Việt Nam có những điểm khác với thế giới.</p> <p>Đáng lưu ý khi <span>ung thư gan</span> tại Việt Nam càng ngày càng tăng, vượt qua ung thư phổi trở thành ung thư có tỉ lệ mắc hàng đầu với số ca mắc mới và tử vong đều trên 25.000 ca, kế đó là ung thư phổi 23.667 ca mắc mới, ung thư dạ dày hơn 17.000 ca.</p> <p>Trước đó vào năm 2000, số ca mắc mới ung thư gan tại Việt Nam chỉ có 5.700 ca, sau đó tăng lên 9.400 ca năm 2010.</p> <p><img alt="Vì sao ung thư gan tại Việt Nam xếp thứ 4 thế giới?" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/08/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_vi-sao-ung-thu-gan-tai-viet-nam-xep-thu-4-the-gioi.jpg" title="Vì sao ung thư gan tại Việt Nam xếp thứ 4 thế giới?" /></p> <p class="t-c"><em>Ung thư gan tại Việt Nam xếp thứ 4 trong bản đồ ung thư thế giới</em></p> <p>Nếu tính trên 100.000 dân, tỉ lệ mắc mới ung thư gan tại Việt Nam đang là 23,2, xếp vị trí thứ 4/185 quốc gia, vùng lãnh thổ có số liệu về ung thư.</p> <p>Với tỉ lệ này, Việt Nam chỉ đứng sau Mông Cổ (tỉ lệ 93,7/100.000 dân), Ai Cập (32,2), và Gambia (23,9). Vị trí thứ 5 và thứ 6 lần lượt thuộc về Lào (22,4) và Campuchia (21,8), vị trí thứ 8 thuộc về Thái Lan (21).</p> <p>Trong khi đó trên thế giới, đứng đầu là ung thư phổi, thứ hai là ung thư tuyến tiền liệt, thứ ba là ung thư đại trực tràng.</p> <p>Sở dĩ có sự khác biệt này, GS Hùng giải thích tỉ lệ mắc <span>viêm gan B</span> và viêm gan C tại Việt Nam quá lớn. Đây là những “sát thủ thầm lặng” dẫn tớ xơ gan rồi ung thư gan.</p> <p>Theo thống kê, trên 80% bệnh nhân ung thư gan là do tiến triển từ viêm gan virus B, khoảng 5% bệnh nhân ung thư gan được xác định là do virus viêm gan C.</p> <p>Hiện Việt Nam có khoảng 20 triệu người nhiễm virus viêm gan B và và C, trong đó khoảng 8 triệu người đang trong tình trạng viêm gan, xơ gan và ung thư gan, nằm trong top cao của khu vực và thế giới.</p> <p>Theo GS Hùng, nếu một người mắc viêm gan B không điều trị sẽ tiến triển thành viêm gan mạn, xơ gan và sau 20-30 năm sẽ thành ung thư gan.</p> <p>Sau viêm gan B, C, các tác nhân tiếp theo gây ung thư gan là lạm dụng rượu, nấm mốc, béo phì, tiểu đường…</p> <p>Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, nấm mốc nhiều nên bệnh viêm gan dễ tiến triển dữ dội. Nếu viêm gan C lại kết hợp thêm nhậu nhẹ thì tổn thương gan rất nặng.</p> <p>Cùng với Việt Nam, Trung Quốc cũng có tỉ lệ viêm gan B rất cao, trong khi đó ở các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, tỉ lệ viêm gan B rất thấp nhờ chiến dịch tiêm phòng đầy đủ nhiều chục năm qua, viêm gan C có mắc nhưng bệnh nhân đều được điều trị triệt để.</p> <p>Chuyên gia ung bướu hàng đầu Việt Nam nhận định, với số lượng người mắc viêm gan B tại nước ta như hiện tại, trong những năm tới, số ca mắc ung thư gan sẽ tiếp tục tăng và giữ vị trí top đầu.</p> <p>Để hạn chế ung thư gan sẽ cần nhiều chục năm nữa khi Việt Nam có thế hệ trẻ lớn lên được tiêm phòng viêm gan B đầy đủ.</p> <p><img alt="Vì sao ung thư gan tại Việt Nam xếp thứ 4 thế giới?" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/08/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_vi-sao-ung-thu-gan-tai-viet-nam-xep-thu-4-the-gioi-2.jpg" title="Vì sao ung thư gan tại Việt Nam xếp thứ 4 thế giới?" /></p> <p class="t-c"><em>GS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam</em></p> <p>Với người trưởng thành, nếu ai chưa mắc viêm gan B, GS Hùng khuyên nên đi chích ngừa ngay, nếu ai đã mắc viêm gan B, trường hợp phải điều trị cần tuân thủ theo đúng phác đồ và theo dõi sát để ức chế virus phát triển, ngăn chặn nguy cơ biến chứng xơ gan và ung thư gan.</p> <p>Trong gia đình, nếu 1 người mắc viêm gan B, những người còn lại đều nên đi kiểm tra để điều chỉnh.</p> <p>Trường hợp mắc viêm gan C., giờ tại Việt Nam đã có thuốc điều trị, trung bình 3 tháng là khỏi hoàn toàn.</p> <p>Dù Việt Nam đã cập nhật nhiều tiến bộ trong điều trị ung bướu, song tỉ lệ chữa khỏi ung thư gan tại Việt Nam vẫn rất thấpdo có tới 80-90% bệnh nhân đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, lúc này các biện pháp can thiệp, điều trị rất hạn chế. Trong khi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng điều trị rất tốt.</p> <p>Để điều trị ung thư gan, ngoài các phương pháp truyền thống như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, dùng thuốc nhắm trúng đích, hiện có thêm các phương pháp nút mạch, đốt sóng cao tần, đốt u bằng vi sóng, điện đông, tiêm cồn tuyệt đối qua da, ghép gan...</p> <p>Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí, kích thước, giai đoạn của bệnh cũng như các bệnh lý kèm theo.</p> <p>Với ung thư biểu mô tế bào gan, phẫu thuật là ưu tiên lựa chọn hàng đầu vì giúp lấy bỏ được khối u, tuy nhiên chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán ban đầu có thể phẫu thuật.</p> <p> </p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Vì sao ung thư gan tại Việt Nam xếp thứ 4 thế giới?
Trao đổi với VietNamNet bên lề hội thảo Phòng chống ung thư Hà Nội đang diễn ra, GS Nguyễn Chấn Hùng cho biết, xu hướng ung thư tại Việt Nam có những điểm khác với thế giới.
Sốt rét ác tính “nhập khẩu” dễ chẩn đoán nhầm và nguy kịch
Thừa Thiên Huế mới phát hiện thêm 2 ca sốt rét ngoại lai, nâng tổng số mắc lên 5 ca. Sốt rét ngoại lai không chỉ tạo nên mối nguy cơ sốt rét quay trở lại mà còn đe dọa tính mạng người bệnh.
Thu hồi lô thuốc SOS Fever® Fort không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Sở Y tế Hà Nội có văn bản về việc thu hồi thuốc SOS Fever® Fort không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Mách bạn mẹo chữa viêm thanh quản tại nhà cực hiệu quả
Viêm thanh quản gây khàn tiếng, ho đờm, đau rát họng, ảnh hưởng đến giao tiếp và cuộc sống người bệnh. Dưới đây là một số mẹo chữa viêm thanh quản tại nhà cực hiệu quả. Đừng bỏ lỡ!
Phát hiện "chìa khóa" bất ngờ để giảm nhiều chỉ số mỡ máu
Mỡ máu cao có thể dẫn đến tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.... Phát hiện mới về vi khuẩn kiềm mỡ máu và những thay đổi cần thiết để đẩy lùi tình trạng rối loạn mỡ máu là rất cần thiết.
Bác sĩ mách cách tránh các yếu tố nguy cơ làm tăng ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là sự phát triển của các tế bào hình thành trong buồng trứng. Các tế bào này sinh sôi nhanh chóng và có thể xâm lấn và phá hủy các mô cơ thể khỏe mạnh. Để phòng tránh cần loại trừ các yếu tố gây bệnh.
Dùng điện thoại liên tục nhiều giờ, nam sinh 15 tuổi bị liệt tứ chi
Sau nhiều giờ chơi điện thoại liên tục trong đêm, nam sinh B.Q.V 15 tuổi (Tân Lạc, Hòa Bình) đột ngột cảm thấy đau dữ dội ở vùng cột sống cổ và bị liệt tứ chi.
Dùng dao bổ mít, bé trai 6 tuổi... đứt lìa 3 ngón tay
Dùng dao bổ mít, bé trai 6 tuổi đứt lìa 3 ngón tay 3,4,5 tay trái. Tuy nhiên, gia đình chỉ tìm được ngón tay thứ 4 và bảo quản, đem đến bệnh viện để nối.
Uống 100 viên thuốc hạ huyết áp, thiếu nữ 17 tuổi suýt mất mạng
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa cứu sống một trường hợp bệnh nhân nữ 17 tuổi trong tình trạng nguy kịch sau khi uống 100 viên thuốc hạ huyết áp Amlodipin.
Thay đổi thói quen sinh hoạt mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh
Thận là cơ quan nội tạng cực kỳ quan trọng đối với sự sống của con người. Thận khỏe mạnh sẽ giúp quá trình lọc máu diễn ra tự nhiên, đào thải độc tố, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Nạn nhân vụ sạt lở ở Yên Bái hồi phục kỳ diệu, được ra viện
Bệnh nhân bị ngừng tim, đa chấn thương trong đống sạt lở tại Yên Bái được bác sĩ Bệnh viện Việt Đức hội chẩn đưa ngay về Phú Thọ để kịp thời chữa trị.
Thói quen tưởng chừng vô hại nhưng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch
Nhiều thói quen tưởng chừng vô hại trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.