<div> <p>Chiều 28/5, sau khi nghe Bộ trưởng Công an <span>Tô Lâm</span> trình bày tờ trình dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, các đại biểu Quốc hội đã có phiên thảo luận tại tổ về nội dung này.</p> <p>Câu chuyện được nhiều đại biểu quan tâm là làm sao để ngăn những đối tượng tình nghi phạm tội bỏ trốn sau các trường hợp <span>Trịnh Xuân Thanh</span>, Vũ Đình Duy và gần đây là Bùi Quang Huy - ông chủ <span>Nhật Cường Mobile</span>.</p> <h3>Quy định vừa thừa vừa thiếu</h3> <p>Tại tổ đại biểu số 10, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, đại biểu Nguyễn Văn Hiển có nhiều góp ý chi tiết vào quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Cùng tổ, có thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra.</p> <p>Theo quy định tại dự thảo luật, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh là bị can, bị cáo, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.</p> <p>Song ông Nguyễn Văn Hiển cho rằng quy định này “vừa thừa, vừa thiếu”.<strongr></strongr></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Vao dien tinh nghi, vi sao ong chu Nhat Cuong bo tron duoc? hinh anh 1 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/28/1b0d4f61729897c6ce89_zing(1).jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption">Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng). Ảnh: <em>Hoài Vũ.</em></td> </tr> </tbody> </table> <p>Thực tế vừa qua, dư luận rất bức xúc với các trường hợp không nằm trong diện quy định tạm hoãn xuất cảnh. Điển hình như Trịnh Xuân Thanh hay ông chủ Nhật Cường Mobile.</p> <p>“Những trường hợp này chưa bị khởi tố vụ án, chưa bị bắt, chưa bị tạm giữ và cũng chưa có đơn tố giác. Nhưng trong tình huống như vậy, rõ ràng vụ việc rất nghiêm trọng, tại sao họ vẫn xuất cảnh, vẫn bỏ trốn được?”, ông Hiển đặt câu hỏi.</p> <p>Theo ông, luật phải xử lý được vấn đề nói trên. Bởi trong rất nhiều trường hợp, dù không có đơn tố giác, quá trình điều tra, xác minh, các cơ quan tố tụng đã biết rõ đối tượng đó đang ở diện tình nghi. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì chắc chắn họ sẽ trốn. Khi họ bỏ trốn rồi nhiều hệ lụy xảy ra, còn dư luận thì vô cùng bức xúc.</p> <p>“Các cơ quan có thẩm quyền trong tình huống cụ thể cần xem xét biện pháp hạn chế xuất cảnh, đó là việc hoàn toàn cần thiết”, ông Hiển góp ý vào dự thảo luật.</p> <p>Ở một góc độ khác, ông Hiển nêu quy định trong dự luật chỉ cần một công dân đưa đơn tố giác, dù chưa xác minh đủ chứng cứ phạm tội, thì đã ngăn người nào đó xuất cảnh, như vậy không đúng.</p> <p>“Cơ quan có thẩm quyền phải kết luận rằng tố giác này có căn cứ hay không, lúc đó chúng ta mới áp dụng biện pháp hạn chế xuất cảnh. Nếu quy định như thế này thì rộng quá và thừa”, ông Hiển nói.</p> <div> <p>Sau khi lắng nghe các ý kiến, thượng tướng Lê Quý Vương chỉ góp ý thêm vào việc người bị tạm hoãn xuất cảnh vì lý do ngăn dịch bệnh nguy hiểm lây lan truyền nhiễm, không đề cập đến thực tế đại biểu Hiển và Quý nêu. Ở tổ thảo luận có đại tướng Tô Lâm, khi cho ý kiến vào dự luật, người đứng đầu ngành công an dành phần lớn thời gian để nói về việc các quy định xuất, nhập cảnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân như thế nào.</p> </div> <p>Đại biểu Trần Văn Quý (Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Hưng Yên, Ủy viên Ủy ban Pháp luật) cũng nhìn nhận các trường hợp dư luận bức xúc như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy hay ông chủ Nhật Cường là do chúng ta thiếu chế tài, không có quy định của luật và chưa có quyết định của người có thẩm quyền để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.</p> <p>Tại tổ đại biểu số 14, Phó trưởng ban Dân nguyện <span>Lưu Bình Nhưỡng</span> nói những đối tượng nêu trên thực tế đã nằm trong các chuyên án. Và việc đã đưa vào diện điều tra mà lại thả lỏng thì "không chấp nhận được".</p> <p>“Những trường hợp này khi đã làm chuyên án rồi thì chúng ta phải có trinh sát nội, ngoại tuyến theo dõi, phải dự phòng các trường hợp để cấm xuất cảnh, tại sao vẫn để bỏ trốn”?, ông Nhưỡng đặt câu hỏi.</p> <p>Từ thực tế đã nêu, ông cho rằng dự luật cần có sự bổ sung để khỏa lấp hết các tình huống. Theo đó, tới đây, tất cả đối tượng liên quan đến vụ án đang được xem xét, điều tra thì phải cấm xuất cảnh, ngăn việc bỏ trốn.</p> <p>“Có dấu hiệu rồi mà đi không biết, đây là sơ hở to lớn khiến Nhà nước mất nhiều tiền của, công sức, lại tạo ra sự không tin tưởng của dư luận”, ông Nhưỡng nói.</p> <h3>Nhiều điểm mới trong quy định xuất, nhập cảnh</h3> <p>Trước đó, Quốc hội nghe đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, trình bày tờ trình dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh.</p> <p>Dự luật lần này quy định cụ thể quyền của công dân với 4 quyền mang tính nguyên tắc, gồm: được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh; được sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh để ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; lựa chọn đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử (đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên); khiếu nại, tố cáo, yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.</p> <p>Liên quan đến việc tạm hoãn xuất cảnh, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh lần này, dự luật đã quy định chặt chẽ hơn về đối tượng, thẩm quyền, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh. Việc này nhằm vừa đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn, xã hội, vừa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Vao dien tinh nghi, vi sao ong chu Nhat Cuong bo tron duoc? hinh anh 2 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/28/5_zing_1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption">Bộ trưởng Tô Lâm trình dự luật Xuất, nhập cảnh tại Quốc hội chiều 28/5. Ảnh: <em>Minh Quân.</em></td> </tr> </tbody> </table> <p>Trường hợp tòa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc quyết định dẫn độ có hiệu lực pháp luật và có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ… cũng là đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh.</p> <p>Để tránh việc lạm dụng, tùy tiện, dự thảo luật quy định chặt chẽ hơn. Cụ thể, dự thảo quy định chỉ tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự, dân sự, kinh tế; người có nghĩa vụ trong vụ án hình sự, dân sự, kinh tế nếu có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án…</p> <p>Người đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó… cũng thuộc diện này.</p> <p>Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá thời hạn người vi phạm, người có nghĩa vụ phải chấp hành bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.</p> <p>“Đối với trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh thì thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 3 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 3 năm”, đại tướng Tô Lâm cho hay.</p> <p>Đặc biệt, dự luật bỏ quy định thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đối với các trường hợp có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính để phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính (không quy định thẩm quyền xử phạt hành chính cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ).</p> <div> <p dir="ltr"><strong>Truy nã ông chủ Nhật Cường</strong></p> <p>Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an) ngày 19/5 ra quyết định truy nã bị can Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường - <span>Nhật Cường Mobile</span>. Ông Bùi Quang Huy sinh năm 1974, tại Hà Nội. Trước khi trốn nã, Huy cư trú tại chung cư Golden WestLake nằm trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội.</p> <p>Trước đó ,ngày 14/5, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Bùi Quang Huy và 8 người khác để điều tra về các tội Buôn lậu và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.</p> <p>Quyết định tố tụng được ban hành khi cơ quan điều tra triệt phá đường dây buôn lậu có tổ chức do ông Huy cầm đầu. Khám xét khẩn cấp 9 địa điểm liên quan đến Nhật Cường Mobile, cảnh sát đã thu giữ hàng nghìn điện thoại di động, iPad, phụ kiện các loại...</p> <p>Bước đầu cơ quan điều tra xác định Huy và đồng phạm đã thực hiện hành vi phạm tội buôn lậu có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán tài chính để ngoài sổ sách hàng nghìn tỷ đồng doanh thu.</p> </div> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Vào diện tình nghi, vì sao ông chủ Nhật Cường bỏ trốn được?
Nêu bất cập trong quy định xuất, nhập cảnh, đại biểu Quốc hội yêu cầu có quy định để ngăn chặn những trường hợp như Trịnh Xuân Thanh hay ông chủ Nhật Cường bỏ trốn.
Theo news.zing.vn
Tìm thấy thêm 3 thi thể nạn nhân bị nước lũ cuốn trôi ở Quảng Bình
Thủ tướng bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Vài ngày tới, miền Bắc sẽ đón đợt rét diện rộng
Phòng không Ukraine điêu đứng vì mồi bẫy của Su-57 và UAV Nga
Quảng Nam: Bắt nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Việt Á chi nhánh Hội An
Lữ đoàn 47 tinh nhuệ của Ukraine bị đánh tan tác ở Kursk
Chiều hướng phát triển của xung đột Nga-Ukraine dường như ngày càng rõ ràng hơn. Hiện tại, từ chiến trường Kursk đến Zaporozhye, Quân đội Nga đã tiến hành các cuộc vây hãm ác liệt cùng lúc năm thành phố.
Hà Nội tăng giá vé xe buýt từ 01/11
Sau nhiều năm giữ nguyên giá, UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 01/11/2024.
Thí điểm biện pháp ngăn chặn sớm tẩu tán tài sản các vụ án
Các giải pháp nhằm ngăn chặn sớm việc chuyển dịch, tẩu tán tài sản trước khi có đủ căn cứ áp dụng các biện pháp tố tụng kê biên, phong tỏa…
Bộ GDĐT: Miễn nhiệm Hiệu trưởng ĐH Kinh Bắc Nguyễn Văn Hòa chưa đúng quy định
Bộ GDĐT khẳng định việc miễn nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Bắc - Nguyễn Văn Hòa là chưa đúng quy định. Đồng thời, Bộ GDĐT cũng trả lời nhiều nội dung đáng chú ý liên quan tới Trường Đại học Kinh Bắc.
Sóng đánh chìm tàu cá, 9 ngư dân bơi vào bờ an toàn
Gặp sóng lớn nên tàu cá HT-20390TS đã bị đánh chìm tại chỗ, rất may thuyền trưởng và các thuyền viên đều kịp thoát khỏi con tàu bơi vào bờ an toàn.
Sửa đổi Luật Đầu tư công: Gỡ vướng giải phóng mặt bằng
Chiều 29/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về nhiều dự án luật, trong đó có Luật Đầu tư công.
Nga thả siêu bom 3 tấn, 'san phẳng' điểm tập kết lính Ukraine trong giây lát
Trong thời điểm ban chỉ huy Kiev đang có mặt ở khu vực Volchansk thì bất ngờ phòng không Nga thả bom FAB-3000 khiến Ukraine gặp thiệt hại nặng.
Hôm nay (30/10), Quốc hội thảo luận về Luật Quy hoạch, Luật Đấu thầu
Ngày 30/10, Quốc hội thảo luận về Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, Luật Phòng không nhân dân.
Rà soát, bổ sung quy định hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong phát hành, chào bán chứng khoán.
2.000 quân Ukraine tan tác, bị vây hãm ở mặt trận Kursk
Tại mặt trận Kursk , để giải cứu cụm quân đang bị bao vây ở đây, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine tiếp tục điều thêm quân tiếp viện vào, đặc biệt từ khu vực Tolstoy Lug đến Novolvanovka, nhằm cố gắng chọc thủng vòng vây của quân Nga.
Giao tranh dữ dội tại Kursk, quân Ukraine cố gắng mở “nút cổ chai“
Bộ Quốc phòng Nga trong bản tin chiến trường ngày 28/10 ra thông báo cho biết, “Cụm quân phía Bắc” của Quân đội Nga, tiếp tục thực hiện các hành động chiến đấu quyết liệt, nhằm tiêu diệt các đơn vị Ukraine đã xâm chiếm khu vực Kursk.