Vắc xin phòng phế cầu khuẩn ở người lớn

Đây là loại vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp đầu tiên được phát triển dành riêng cho người lớn, nhằm mục đích cung cấp khả năng bảo vệ rộng hơn so với các loại vắc xin trước đó.

Reuters đưa tin, hãng dược phẩm Merck (Đức) cho biết Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt vắc xin thế hệ tiếp theo để bảo vệ người lớn chống lại bệnh phế cầu khuẩn.

Vắc xin của Merck, mang nhãn hiệu Capvaxive, giúp tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại tất cả 21 loại huyết thanh (các biến thể của vi khuẩn) mà mũi tiêm nhắm đến nhiều nhóm người lớn trong các nghiên cứu.

Trụ sở của Merck đặt tại New Jersey, Mỹ. (Nguồn Reuters)

Trụ sở của Merck đặt tại New Jersey, Mỹ. (Nguồn Reuters)

Theo Merck, đây là loại vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp đầu tiên được phát triển dành riêng cho người lớn và nhằm mục đích cung cấp khả năng bảo vệ rộng hơn so với các loại vắc xin hiện có trên thị trường.

Vắc xin này cũng giúp chống lại 8 chủng phế cầu khuẩn mà những loại vắc xin đã được phê duyệt hiện nay chưa ngăn chặn được.

Sau khi vắc xin được FDA cấp phép, ban cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ sẽ họp vào cuối tháng 6 để xem xét những người đủ điều kiện tiêm phòng vắc xin này.

Bệnh phế cầu khuẩn lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp như nước bọt hoặc chất nhầy. Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Merck hiện có hai mũi tiêm ngừa phế cầu khuẩn đã được phê duyệt - Vaxneuvance được tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên và Pneumovax 23 cho người lớn từ 50 và trẻ từ 2 tuổi.

Merck cạnh tranh với Pfizer trên thị trường Mỹ về vắc xin phế cầu khuẩn và hy vọng giành được phần lớn thị phần với việc ra mắt Capvaxive.

Được biết, bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn có thể dẫn đến viêm màng não - một bệnh nhiễm trùng gây viêm ở khu vực xung quanh não, tủy sống và nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết).

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top