Thời tiết thay đổi, mưa bão, nóng lạnh thất thường khiến bệnh nhân có biểu hiện cúm: ho, sốt cao, viêm long đường hô hấp, đau nhức toàn thân, đau các cơ xương khớp, chân tay rã rời, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng...tăng cao đột biến.
Khi bị cúm điều quan trọng nhất trong phòng ngừa và điều trị là giữ gìn sức khỏe, gia tăng sức đề kháng vì virus cúm không tự sinh sản được mà phải nhờ bộ máy di truyền của tế bào cơ thể người bệnh. Vì thế, không thể ngăn cản sự sinh sản của siêu vi bằng thuốc tây mà phải nâng cao hệ miễn dịch để chống lại nó. Cách tốt nhất là ăn uống cân bằng dưỡng chất, sống có lao động nghỉ ngơi hài hòa với vui chơi giải trí…
Có thể nâng cao sức đề kháng bằng cách uống 2 ngày 1 viên đa sinh tố khoáng chất. Nếu trong viên thuốc ấy không có kẽm thì uống kèm thêm 1 viên kẽm 15mg và 200 – 500mg sinh tố C (theo nghiên cứu của Thommas Chalmers dùng thêm từ 1000mg – 6000mg sinh tố C/ngày trong giai đoạn cảm cúm có thể giảm nhẹ các triệu chưng cảm cúm và rút ngắn thời gian lành bệnh được 1 ngày).
Khi bị bệnh ta cần nghỉ ngơi thoải mái, thư giãn thiền hoặc ngủ bởi mọi cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch đều chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh đối giao cảm và hệ thần kinh này chỉ hoạt động tốt khi ta nghỉ ngơi. Trong giấc ngủ sâu, các tề bào miến dịch cơ thể sẽ tạo ra nhiều kháng thể và gia tăng khả năng của hệ miễn dịch.
Đặc biệt, cần phải uống nước liên tục, nếu không máu bị cô đặc, nhiều sản phẩm sinh học tạo ra do quá trình hoạt động hệ miễn dịch, gây hại cơ thể. Mặt khác, thiếu nước thì niêm mạc đường hô hấp trên bị khô, sẽ thuận lợi cho virus xâm nhập. Rất tốt cho bệnh nhân nếu dùng:
- Nước cốt cam ¼ cốc, 2 thìa cà phê gạt đường cát hoặc mật ong, 1 chút muối ăn (1/4 thìa cà phê gạt bằng), thêm nước đun sôi đổ đày cốc. Tối thiểu dùng 4 cốc/ngày. Lưu ý: không dùng nước cam đậm đặc hoặc nhiều đường, mật ong để không làm giảm khả năng giết siêu vi, vi khuẩn của bạch cầu.
- Hoặc “dịch uống trị tiêu chảy” (oresol, ORS) 1 gói pha với 1 lít nước đun sôi để nguội thêm nước cam vắt (theo tỷ lệ nêu trên) cho bệnh nhân uống liên tục từng ít một.
Tuyệt đối không nên dùng thức ăn khó tiêu trong khi bị bệnh. Nên ăn nhẹ, thức ăn dễ tiêu. Có thể uống sữa không đường, cháo giải cảm (gạo, đậu xanh, cá, lươn, hoặc tôm khô nấu nhừ thêm nhiều hành củ giã nát). Ăn nóng. Lưu ý không dùng nhiều gạo và đậu xanh để cháo được loãng.
Cũng cần lưu ý, sinh tố A có vai trò quan trọng giúp tăng chức năng của hệ miễn dịch cơ thể. Nếu hàng ngày ít ăn các rau lá, củ quả có màu đỏ, cam, vàng thì khi bị cúm nên uống mỗi ngày 1 – 4 viên vitamin A 5000 đơn vị quốc tế (UI). Tuyệt đối không nên dùng thức ăn khó tiêu trong khi bị bệnh. Nên ăn nhẹ, thức ăn dễ tiêu. Có thể uống sữa không đường, cháo giải cảm (gạo, đậu xanh, cá, lươn, hoặc tôm khô nấu nhừ thêm nhiều hành củ giã nát), ăn nóng.