Trung Quốc phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ máy bay ném bom

(khoahocdoisong.vn) - Trên trang bìa một ấn bản mới tạp chí Modern Ship tiếng Hoa có in bức ảnh máy bay ném bom chiến lược H6-N Trung Quốc mang theo một tên lửa đạn đạo phóng từ trên không.

Bức ảnh chỉ cho thấy, phần bụng trung tâm phía dưới máy bay có thể được được gắn một tên lửa lớn, các nhà quan sát nhận thấy vũ khí này giống hệt như tên lửa đạn đạo Dong Feng-15 được trang bị cho lực lượng tên lửa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLARF) .

Theo Sputnik, Trung Quốc đang nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ trên không (ALBM). Lầu Năm Góc cũng đưa ra cảnh báo về loại vũ khí này, cho rằng Bắc Kinh đã có khả năng có bộ ba vũ khí răn đe hạt nhân, cho phép tiến hành các đòn tấn công hạt nhân từ trên bộ, trên không và trên biển. Năng lực này hiện chỉ có 3 nước Mỹ, Nga và Ấn Độ sở hữu.

Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân phóng từ trên không (ALBM) duy nhất hiện đang được sử dụng trên thế giới là tên lửa Kinzhal Nga, được giới thiệu năm 2017, phóng đi từ máy bay đánh chặn tầm xa MiG-31.

Mỹ và Anh đã nỗ lực phát triển ALBM trong khuôn khổ dự án Bold Orion và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân GAM-87 Skybolt, kết quả của chương trình này là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Polaris, được Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng như vũ khí răn đe hạt nhân trên biển trong nhiều thập kỷ.

Lầu Năm Góc từ bỏ ALBM khi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trở thành phương án khả thi hơn cho một đòn tấn công hạt nhân.

Liên Xô, chậm hơn bốn năm đối với chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ, chưa từng nghiên cứu loại vũ khí này, đã lập tức phát triển các tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM.

Khi phiên bản sửa đổi H-6N mới của máy bay ném bom H-6K Trung Quốc xuất hiện vào tháng 9, các nhà nghiên cứu quân sự độc lập phát hiện, khoang bom của máy bay được gỡ bỏ, thay thế vào đó là các dấu vết để gắn vấu treo vũ khí bên ngoài, phù hợp với cấu hình máy bay.

Những bức ảnh cho thấy, Trung Quốc thành công chuyển đổi máy bay ném bom H-6K thành máy bay H-6N mang tên lửa hạt nhân tầm trung hoặc tên lửa đạn đạo chống tàu

Những bức ảnh cho thấy, Trung Quốc thành công chuyển đổi máy bay ném bom H-6K thành máy bay H-6N mang tên lửa hạt nhân tầm trung hoặc tên lửa đạn đạo chống tàu

Máy bay ném bom tầm xa H-6K thực hiện ném bom từ khoang chứa bom.

Máy bay ném bom tầm xa H-6K thực hiện ném bom từ khoang chứa bom.

Một ứng dụng tiềm năng khác cho vấu treo vũ khí bên ngoài dưới thân máy bay có thể là để gắn một máy bay không người lái siêu thanh (UAV). Chiếc UAV siêu thanh mới, được giới thiệu trong cuộc diễu binh kỷ niệm ngày quốc khánh 01.10.2019 cũng có một thiết bị gắn kết với máy bay.

Kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc phát triển theo hướng khác hoàn toàn với Liên Xô và Hoa Kỳ. Trước đó, lực lượng máy bay ném bom Trung Quốc chưa bao giờ là mối đe dọa đối với Mỹ hoặc Liên Xô. Kể từ cuối những năm 1970, vai trò răn đe hạt nhân của Bắc Kinh được giao cho Lực lượng tên lửa chiến lược (PLARF), được trang bị hàng chục tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM.

Kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc công bố một số lượng còn rất xa mới đạt được quy mô những vũ khí mà Moscow và Washington sở hữu. Lực lượng tên lửa Trung Quốc PLARF dường như chỉ có 90 tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM.

Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ ước tính, Bắc Kinh có tổng cộng 290 đầu đạn hạt nhân. Liên hiệp hội các nhà khoa học Mỹ đánh giá, hiện lực lượng răn đe hạt nhân Mỹ có tổng cộng 6.185 vũ khí hạt nhân, hơn một nửa trong số này chưa sẵn sàng cho chiến đấu.

Trong Báo cáo sức mạnh Trung Quốc năm 2018 của Lầu Năm Góc, Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, cuộc thử nghiệm ALBM của Bắc Kinh tháng 01.2018 - tên gọi là CH-AS-X-13 - ghi nhận tầm bắn của tên lửa đạn đạo tầm trung Dong Feng-21 đạt được khoảng từ 1.900 đến 2.500 dặm (3057 km - 4023 km). Phiên bản sửa đổi khác của DF-21 là một tên lửa đạn đạo chống hạm, có khả năng cơ động linh hoạt.

Sự phát triển mới này trong khuôn khổ chiến lược hải quân mới của PLA nhằm đối phó với sức mạnh hải quân ưu việt của Mỹ. DF-21 được coi là vũ khí chống tàu sân bay với đầu đạn nổ thường, nhưng sức phá hủy lớn và độ chính xác cao, được gọi là sát thủ tàu sân bay.

Báo cáo Sức mạnh Trung Quốc của Lầu Năm Góc vào tháng 05.2019 ghi nhận, Trung Quốc cũng đang phát triển một tên lửa đạn đạo phóng từ trên không ALBM thứ hai.

Hai loại tên lửa đạn đạo này, một mang theo đầu đạn hạt nhân như vũ khí răn đe chiến lược, một ALBM không mang đầu đạn như vũ khí chiến thuật chống tàu sân bay. Thực tế này có thể hiểu, Trung Quốc đang cải tiến cả DF-15 và DF-21 để có thể phóng từ máy bay ném bom H- 6N.

Các quan chức cao cấp lực lượng Hải quân và Không quân Mỹ trong giai đoạn gần đây thường nhấn mạnh xu hướng ưu tiên phát triển vũ khí năng lượng định hướng chống tên lửa đạn đạo như vũ khí laser. Chương trình HELIOS hiện đang định hướng phát triển chùm tia laser, đủ mạnh để đốt cháy các bộ phận quan trọng của đầu đạn tên lửa, bắn hạ trước khi tên lửa có thể tấn công mục tiêu.

Trong khi Washington tập trung phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, Nga và Trung Quốc tăng cường phát triển tên lửa hành trình siêu âm nhằm chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Mỹ.

Theo TGO
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top