Triều Tiên thử nghiệm tên lửa chiến thuật tương tự như phiên bản bản "phóng to" của Iskander

(khoahocdoisong.vn) - Truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA vừa phát đi thông báo, ngày 25/3, Học viện Khoa học Quốc phòng đã tiến hành phóng thử nghiệm một "tên lửa có điều khiển chiến thuật kiểu mới mới được phát triển".

Tên lửa đề cập trong thông báo này được giới thiệu lần đầu tiên trong một cuộc duyệt binh vào tháng Một, và là một phiên bản lớn hơn của tên lửa KN-23 đã phóng thử lần đầu năm 2019.

KN-23 có khả năng tấn công mục tiêu ở tốc độ siêu âm thấp, có những tính năng kỹ chiến thuật tương tự như Iskander của Nga, được thiết kế với khả năng cơ động rất cao, khả năng đi theo quỹ đạo phức tạp và các biện pháp đối phó khác nhau khiến tên lửa rất khó bị phát hiện và đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa như AEGIS do Mỹ cung cấp, hiện có cả ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tên lửa mới chưa được đặt tên này được cho là có nhiều tính năng kỹ chiến thuật  tương tự Iskander, nhưng mang đầu đạn lớn hơn và có tầm bắn xa hơn, khoảng 850km.

Các tên lửa mới được phóng từ các bệ phóng thẳng đứng của xe vận tải đặc chủng  mười bánh - lớn hơn các bệ phóng trên xe vận tải tám bánh mà KN-23 sử dụng. Những tên lửa mới này sẽ không phải là phiên bản thay thế hoàn toàn KN-23 sẽ đóng vai trò bổ sung cùng với các tên lửa chiến thuật khác của Triều Tiên.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật KN-23 của Triều Tiên

Tên lửa đạn đạo chiến thuật KN-23 của Triều Tiên

Tên lửa đạn đạo chiến thuật mới trên cơ sở Iskander vừa thử nghiệm

Tên lửa đạn đạo chiến thuật mới trên cơ sở Iskander vừa thử nghiệm

Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, cho phép được bảo quản niêm cất với đầy đủ nhiên liệu và giảm đáng kể thời gian chuẩn bị phóng. Sự kết hợp tính năng này với các phương tiện phóng có tính cơ động cao khiến việc tìm kiếm và tiêu diệt tên lửa trở nên rất khó khăn.

Triều Tiên có nhiều kinh nghiệm phát triển tên lửa hiện có thành các phiên bản lớn hơn, nặng hơn với tầm bắn xa hơn. Đặc biệt là tiến trình phát triển tên lửa đạn đạo đầu tiên là Hwasong-5 (thiết kế và chế tạo thành công từ những năm 1980 và đầu những năm 1990) thành các tên lửa Hwasong-6, Scud-ER và Rodong-1.

Theo KCNA: “Ngay sau khi bắn thử, Học viện Khoa học Quốc phòng khẳng định rằng vụ bắn thử diễn ra rất thành công, chứng minh được độ chính xác của tên lửa, độ tin cậy cao của phiên bản động cơ nhiên liệu rắn được cải tiến. Xác định được những thông số kỹ thuật của các cuộc thử nghiệm động cơ phản lực trên mặt đất. Thông qua quá trình phóng thử nghiệm tên lửa, đã xác định được quỹ đạo không đều của chế độ bay nhảy-lượn độ cao thấp của đầu đạn, được áp dụng với hai loại tên lửa có điều khiển khác".

Triều Tiên sở hữu một trong những kho vũ khí tên lửa đạn đạo đa dạng nhất trên thế giới, trong đó có ba loại tên lửa liên lục địa, hai trong số đó có khả năng tấn công bất cứ vị trí nào trên lãnh thổ Mỹ.

Tên lửa liên lục địa thứ 3 trong số này hiện chưa định danh, nhưng được giới thiệu tháng 11/2020, có khả năng sẽ được phóng thử nghiệm vào năm 2021, phụ thuộc vào tình hình quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Washington.

Hai quốc gia này vẫn trong tình trang chiến tranh trên lý thuyết trong hơn 70 năm qua, Triều Tiên tập trung phát triển kho vũ khí tên lửa để chó thể thực hiện khả năng răn đe, ngăn chặn phi đối xứng với quân đội Mỹ và đồng minh.

Theo TGO
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top