Triển vọng ngành Cảng biển và Logistics năm 2021

(khoahocdoisong.vn) - Quá trình hội nhập thông qua các HIệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo đà cho xuất khẩu Việt Nam cũng như nhiều hoạt động thương mại tăng trưởng tốt. Nhờ đó, Cảng biển và Logistics Việt Nam có nhiều kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021.

Bất chấp dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tăng trưởng thương mại Việt Nam vẫn có nhiều dấu hiệu khả quan trong năm 2020, nhờ những tác động tích cực từ các FTAs mới ký kết như EVFTA, RCEP. Ngoài ra, làn sóng đa dạng hoá chuỗi cung ứng và sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã đẩy mạnh dòng vốn FDI tại Việt Nam. Xuất khẩu Việt Nam vì thế cũng ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh hơn so với nhiều quốc gia khác.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trong năm 2020, tổng sản lượng hàng hoá quốc tế qua các cảng biển Việt Nam tăng 9,8% so với năm 2019. Trong đó, sản lượng container quốc tế tăng 9% lên 14,4 triệu TEU (đơn vị đo lường trong logistics), nhờ giá trị thương mại tăng 5%. Sản lượng container nội địa thậm chí tăng 20,6% so với năm trước.

Các biện pháp giãn cách xã hội sẽ được giảm bớt và văcxin trở nên phổ biến, giai đoạn bình thường hóa và tái thiết lập hàng tồn kho sẽ dần diễn ra vào nửa cuối năm 2021. Theo đó, xuất khẩu của Việt Nam có thể được hưởng lợi từ tiêu dùng toàn cầu phục hồi. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có thể không mạnh vì các nước xuất khẩu khác cũng sẽ tái khởi động hoạt động sản xuất. Ước tính giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và tổng sản lượng hàng hóa quốc tế qua cảng biển sẽ tăng 10% vào năm 2021. Nhu cầu cao đối với container có thể quay trở lại vào nửa cuối năm 2021.

Cần lưu ý rằng, sản lượng container thông qua các cảng biển Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự khan hiếm container toàn cầu và điều này có thể tiếp tục đến hết quý 1/2021. Nhiều dự án sản xuất mới sẽ đẩy cao như cầu đối với các cơ sở logistics. Khi đó, cầu và cung tăng vọt thúc đẩy lĩnh vực logistics mở rộng phạm vi. Theo CBRE, diện tích kho ước ở miền Bắc tăng 25% và ở miền Nam tăng 28% trong năm 2020, với giá thuê tăng từ 5 - 10% so với cùng kỳ.

Khả năng giá dịch vụ cảng tăng theo. Giá dịch vụ xếp dỡ tại các cảng của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng, nhưng Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến về việc tăng 10% giá sàn mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2023. Mặc dù chưa có quyết định chính thức, việc tăng giá có thể hỗ trợ các công ty cảng trước việc các liên minh tàu biển ngày càng hùng mạnh.

Dự báo, lợi nhuận ngành Cảng biển và Logistics sẽ phục hồi từ mức thấp của năm 2020, với ước tính tăng trưởng doanh thu là 10%. Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận có thể tăng nhẹ ở mức một con số.

Theo Đời sống
Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp bình ổn thị trường vàng. Cần khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
back to top