Mỳ chính không minh bạch nguồn gốc bán tràn lan trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại mỳ chính (bột ngọt) được san chia, sang chiết, đóng gói lại từ các bao mỳ chính Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, để bán cho người tiêu dùng Việt Nam trên toàn quốc.
Tran lan san pham my chinh duoc dong goi khong minh bach nguon goc
Trên bao bì sản phẩm Mỳ chính “Meizan" không ghi xuất xứ hàng hóa theo quy định.
Các sản phẩm mỳ chính san chia, sang chiết không rõ nguồn gốc xuất xứ này thường có đặc điểm chung là trên bao bì không ghi thông tin về xuất xứ hàng hóa như theo quy định về ghi nhãn của Việt Nam; không ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra mỳ chính trước khi được san chia, đóng gói; không ghi đầy đủ ngày sản xuất, ngày đóng gói và hạn sử dụng của sản phẩm.
Tràn lan mỳ chính san chia, đóng gói không rõ nguồn gốc
Theo điều tra sơ bộ, có 26 tổ chức, cá nhân tại 9 tỉnh thành gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, An Giang, Bình Định, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Trị đang thực hiện việc san chia, đóng gói mỳ chính Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ để tiêu thụ tại các chợ, tạp hóa toàn quốc. Đặc biệt, có sản phẩm còn ngang nhiên được bán trong các siêu thị lớn.
26 tổ chức, cá nhân này không phải là các công ty sản xuất mỳ chính trực tiếp tại Việt Nam. 26 tổ chức, cá nhân chỉ lấy mỳ chính không rõ nguồn gốc để đóng gói lại và bán cho người tiêu dùng. Như vậy, loại mỳ chính này cũng không biết được thời hạn sử dụng (thời hạn được tính từ khi mỳ chính này được sản xuất ra). Điều này gây hoang mang cho người tiêu dùng.
Thí dụ như, "Mỳ chính King" (tại Hà Nội) có bao bì ghi thông tin: Sản phẩm của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm Starfood Việt Nam trên bao bì chỉ ghi địa chỉ tại số 27/533 đường Tam Trinh, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai; đóng gói tại: Số 93 Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Hoặc "Mỳ chính Meizan" (tại Thành phố Hồ Chí Minh) có thông tin trên bao bì là: đóng gói tại Việt Nam bởi: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm Quốc tế Nam Dương tại địa chỉ: Lô C20a-3, đường số 14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
Meizan là một nhãn hiệu khá phổ biến trong ngành dầu ăn, nhưng công ty này không phải là công ty trực tiếp sản xuất ra mỳ chính từ nguyên liệu ban đầu, và mỳ chính Meizan cũng không được công bố rõ nguồn gốc, xuất xứ cho người tiêu dùng. Đặc biệt, mỳ chính san chia, sang chiết không rõ nguồn gốc, xuất xứ của Meizan lại được bán trong những siêu thị lớn, như Co.opmart, Go!, Big C, Bách Hóa Xanh…
Tran lan san pham my chinh duoc dong goi khong minh bach nguon goc-Hinh-2
Một số loại mỳ chính san chia, đóng gói không rõ xuất xứ đang lưu thông trên thị trường.
Nguy cơ từ mỳ chính không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hương Lan, Giảng viên bộ môn dinh dưỡng và an toàn Thực phẩm, Trường đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, tiêu thụ thực phẩm, gia vị không bảo đảm chất lượng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể là trước mắt hoặc về lâu về dài. Do đó, người tiêu dùng nên kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm, hiểu rõ sản phẩm trước khi mua để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe cho bản thân và gia đình, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm, gia vị.
Không chỉ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, mỳ chính san chia, đóng gói không rõ nguồn gốc, xuất xứ còn gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến các nhà sản xuất uy tín và môi trường đầu tư trong nước.
Trước tình hình này, một trong những chuỗi siêu thị uy tín hàng đầu tại Việt Nam là hệ thống siêu thị Go! đã tiên phong từ chối trưng bày và bán sản phẩm mỳ chính Meizan. Đây là hành động thể hiện trách nhiệm cao đối với sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng của hệ thống siêu thị này. Các siêu thị đầu tiên từ chối trưng bày và bán mỳ chính Meizan không rõ nguồn gốc xuất xứ gồm có Big C Thăng Long, Go! Mê Linh, Go! Long Biên (Hà Nội), Go! Vinh (Nghệ An), Go! Đà Lạt (Lâm Đồng), Big C An Lạc (Thành phố Hồ Chí Minh)…
Các thông tin trên bao bì sản phẩm người tiêu dùng cần lưu tâm
Theo tìm hiểu, nhãn hàng hóa của các sản phẩm san chia, đóng gói cần phải tuân thủ các quy định như sau:
Theo Khoản 1 Điều 10, Khoản 6 Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa:
1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa;
6. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép.
Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ Y tế có quy định:
"Chỉ được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm trong trường hợp đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý bằng văn bản".
Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về Nhãn hàng hóa quy định: “phải ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt."
Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ thì mới ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa được thể hiện bằng một trong các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
Theo Đời sống
Đồng hồ Led để bàn... giá rẻ thành bỏ đi

Đồng hồ Led để bàn... giá rẻ thành bỏ đi

"Nhận hàng mới biết là phí tiền vì bên ngoài thì trầy xước, mùi nhựa rất khó chịu, đồng hồ bị lỗi hiển thị sai thứ, lúc giao không có pin nên không thử được,...", chị Lan chia sẻ khi mua đồng hồ led giá 21.000 đồng.
Giá xăng tiếp tục giảm từ 15h ngày 31/10

Giá xăng tiếp tục giảm từ 15h ngày 31/10

Chiều 31/10, liên bộ Công Thương - Tài chính thông báo điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Từ 15h hôm nay, giá xăng được điều chỉnh giảm giảm từ gần 300 đồng đến gần 400 đồng/lít, trong khi giá giá các loại dầu đồng loạt tăng.
back to top