Trần bì trị viêm phế quản

Quả quýt trong Đông y có tên gọi trần bì, quất bì, quảng trần bì, tần hội bì. Cây quýt được biết đến là cây ăn quả và cũng là một cây thuốc quý. Bộ phận thường dùng làm thuốc là vỏ quả chín phơi khô.

Vỏ quýt có mùi thơm, vị hơi ngọt sau đó thấy đắng, cay. Sau khi thu lượm, vỏ quýt được rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, dùng sống hoặc sao, càng để lâu thuốc càng tốt. Thông thường vỏ quýt được phơi khô nhưng tùy theo bệnh sẽ có cách bào chế riêng.

Vỏ quýt sao nhẹ lửa để dùng trị nôn, đau dạ dầy. Có khi tẩm mật ong hoặc muối sao qua để dùng trị ho. Bảo quản trần bì nơi khô ráo, tránh nóng ẩm.

Theo Đông y, vỏ quýt có tác dụng đối với cơ trơn của dạ dày và ruột: Tinh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột.

Vỏ quýt cũng có tác dụng kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm tăng dịch tiết, làm loãng đờ, dễ khạc, giãn phế quản, hạ cơn hen.

Nước sắc trần bì tươi và dịch trần bì chiết cồn với liều bình thường có tác dụng hưng phấn tim, liều lượng lớn có tác dụng ức chế. Trần bì còn có tác dụng chống dị ứng, lợi mật, ức chế cơ trơn của tử cung. Trong dân gian, trần bì thường được dùng phổ biến ở các bài thuốc sau:

Trị nứt nẻ da: trần bì nghiền thành bột nhỏ, cho thêm chút dầu thực vật rồi trộn đều. Dùng hỗn hợp ấy bôi lên vùng da bị nứt nẻ do thời tiết hay thiếu chất dinh dưỡng. Dầu quýt cộng thêm với dầu thực vật có tác dụng bôi trơn vùng da khô nẻ, rạn nứt, đồng thời cung cấp độ ẩm nuôi dưỡng da trong thời gian dài.

Trị ho, viêm phế quản nhẹ: Vỏ quýt tươi từ 5 – 15 g, bỏ vào nước lọc rồi đun sôi, gạn lấy nước uống hàng ngày. Cũng có thể dùng 5g vỏ quýt đã phơi khô, cho thêm 2 cốc nước rồi đun sôi. Khi hỗn hợp này sôi, cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ, uống khi còn nóng.

Trị táo bón: 12g vỏ quýt tươi hoặc 6g vỏ quýt khô cho vào nước rồi đun sôi. Nên uống hỗn hợp này khi còn nóng, uống hàng ngày mới phát huy tác dụng trị táo bón tốt nhất.

Giã rượu:  Dùng 30g vỏ quýt tươi, cho thêm chút muối rồi đun sôi có tác dụng giải rượu rất tốt.

Chú ý trần bì tính hơi mạnh, dùng nhiều, dùng độc vị sẽ làm tổn thương dạ dày. Những người ho khan do âm hư, thổ huyết: kiêng dùng.

BS Nguyễn Thị Lệ Quyên (Bệnh viện Đa khoa Hà Giang)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top