Tôi còn có thể làm được gì hơn nữa?

(khoahocdoisong.vn) - Đây là câu hỏi khiến chị Phạm Hồng Linh, Trưởng Đại diện Văn phòng khu vực CanHOPE tại Hà Nội, vẫn tiếp tục tiến bước.

Chị Phạm Hồng Linh sẽ không bao giờ quên hình ảnh một gia đình tuyệt vọng đã đến văn phòng của mình tại Hà Nội, Việt Nam. Cặp vợ chồng có một bé trai cần ghép gan và người mẹ đã sẵn sàng hiến một nửa lá gan của mình cho cậu bé.

Đáng buồn thay, cậu bé đã không qua khỏi dù đã được cấy ghép. Sau đó, vì người mẹ vẫn còn đang vật lộn với nỗi đau, cô ấy cũng ngã bệnh. Cần sự hỗ trợ về y tế, cô đã chọn tìm sự giúp đỡ từ chị Linh và các đồng nghiệp tại Trung tâm Ung thư Parkway Cancer Center PCC CanHOPE Việt Nam (PCC). Khi cô phải bay qua lại Singapore để điều trị, chồng cô đã luôn ở bên cạnh.

“Tôi cảm thấy sự đau đớn do mất mát khi nhìn họ, nhưng điều thực sự khiến tôi cảm động là tình yêu của họ dành cho nhau”, chị Linh nhớ lại. “Họ biết rằng họ sẽ luôn có nhau. Câu chuyện của họ cho tôi hy vọng về tình yêu và thúc đẩy tôi làm được nhiều hơn nữa”.

Chị Phạm Hồng Linh, Trưởng Đại diện Văn phòng khu vực CanHOPE tại Hà Nội.

Chị Phạm Hồng Linh, Trưởng Đại diện Văn phòng khu vực CanHOPE tại Hà Nội.

Thật vậy, những câu chuyện như thế này đã khiến chị Linh tiếp bước kể từ khi cựu nhà báo và nhân viên xã hội này gia nhập PCC vào năm 2002 và mở Trung tâm CanHOPE tại Hà Nội. Cùng với sáu nhân viên khác, chị hỗ trợ các bệnh nhân Việt Nam đang muốn tìm hiểu về điều trị tại Singapore, giúp họ đặt hẹn, dịch thuật, công tác đi lại và các sắp xếp khác. Nhưng, chị nói thêm, sự giúp đỡ lớn nhất mà chị và đồng nghiệp có thể cung cấp là hỗ trợ về tình cảm.

“Hầu hết các bệnh nhân đến đây đều rất bối rối và lo lắng về tình trạng của họ. Điều quan trọng nhất là cung cấp cho họ thông tin đầy đủ và đáng tin cậy. Nếu họ có bất kỳ yêu cầu y tế nào mà chúng tôi không thể trả lời, chúng tôi sẽ liên hệ với bác sĩ để được giúp đỡ.

Trong tương lai, chị Linh cũng hy vọng sẽ tổ chức các sự kiện để các bệnh nhân cùng nhau chia sẻ câu chuyện của họ và cỗ vũ lẫn nhau; nhắc nhở bệnh nhân rằng họ có cả một cộng đồng hỗ trợ họ. Điều này có thể mang lại cho họ hy vọng lớn hơn và đảm bảo rằng họ không đơn độc", chị nói.

Hành trình khó khăn về sức khỏe là điều mà bản thân chị Linh cũng đã trải qua – chính bố chị bị ung thư. “Gia đình chúng tôi đã chiến đấu cùng với nhau cho đến khi ông qua đời”, chị chia sẻ. “Tôi là người đã đi trên con đường đó, tôi thấu hiểu cảm giác của bệnh nhân”.

Trải nghiệm này, cũng như chứng kiến mọi người phải chịu đựng sự lo lắng, sợ hãi, đau đớn và sự ra đi như thế nào, đã thay đổi quan điểm về cuộc sống của chị Linh. “Đây không phải là một vấn đề hời hợt, nó là về những người ở bên bạn ở cuối con đường này”, chị nói. “Vì vậy, hãy sống cuộc đời tốt nhất của bạn và dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu”.

Khác với một số bác sĩ và y tá, chị Linh không cố tách biệt công việc và cuộc sống cá nhân. “Tôi nhận công việc của mình như một phần không thể tách rời trong cuộc sống và học cách chấp nhận và sống với những vấn đề xảy ra với nó. May mắn thay, tôi là một người phụ nữ năng động và lạc quan, vì vậy, tôi luôn chọn nhìn mọi thứ ở khía cạnh tươi sáng”.

Chị Phạm Hồng Linh cùng đội ngũ nhân viên thuộc Trung tâm Ung thư Parkway Cancer Center PCC CanHOPE Việt Nam (PCC).https://www.facebook.com/parkwayhanoi/.

Chị Phạm Hồng Linh cùng đội ngũ nhân viên thuộc Trung tâm Ung thư Parkway Cancer Center PCC CanHOPE Việt Nam (PCC).https://www.facebook.com/parkwayhanoi/.

Thật vậy, niềm say mê đó là hiển nhiên trong cuộc sống cá nhân của chị. Chị Linh thích nói chuyện với mọi người và tại nơi làm việc, chị ấy nỗ lực trong việc tạo ra một môi trường thoải mái trong văn phòng. “Tôi muốn thúc đẩy nhân viên của mình thay vì làm cho họ cảm thấy căng thẳng, vì bản thân công việc đã đủ khó khăn rồi”.

Mẹ của hai cô con gái – một 18 tuổi và bạn còn lại 12 tuổi – cũng thích một số khoảnh khắc yên tĩnh khi ở một mình. Chị ấy thích nấu ăn, đan móc và đọc sách. “Tuy nhiên”, chị nói thêm, “nếu tôi tìm thấy điều gì đó hoặc ai đó thú vị, tôi sẽ đọc một cách say mê và chia sẻ một cách hào hứng với mọi người khi tôi đọc xong!”.

Và trong khi chị cảm thấy thật khó tin rằng mình đã làm công việc này được 15 năm, chị Linh không nghi ngờ gì rằng mình đang ở đúng nơi. “Tôi thực sự đánh giá cao những bệnh nhân đầu tiên đặt niềm tin vào chúng tôi và cả nhân viên của tôi đã ở bên cạnh tôi cho đến ngày hôm nay. Chúng tôi gần gũi như một gia đình, chúng tôi hỗ trợ lẫn nhau không chỉ trong công việc mà cả những thứ khác trong cuộc sống”.

Lời khuyên của chị dành cho bệnh nhân? “Đừng từ bỏ hy vọng. Sẽ rất gian nan và khó khăn, nhưng hãy nhớ rằng bạn không đơn độc trên cuộc hành trình này”.

Mọi thông tin hỗ trợ tư vấn, xin liên hệ: Văn phòng đại diện Y tế Parkway tại Hà Nội

Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội.

Hotline: 0988 155 855 / 084 308 3637 / hoặc tại Singapore: (+65) 8259 9902

Tel: 024 3747 2729

Email: info@parkway.com.vn

FB:  https://www.facebook.com/parkwayhanoi/

https://www.facebook.com/CanHOPE.Hanoi/

Quảng cáo

Theo Theo Trung tâm Y tế Parkway
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
back to top