Điều này thậm chí còn gây sốc hơn khi cô nhân viên hành chính văn phòng 42 tuổi và bà mẹ hai con khi biết rằng căn bệnh của cô có liên quan đến virus u nhú ở người (HPV).
HPV là loại virus nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất và được truyền qua tiếp xúc da trên da qua các khu vực sinh dục. Virus có thể ngủ đông trong cơ thể người trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ.
Cuộc chiến ung thư của cô Lim kéo dài 5 tháng "khủng khiếp và đáng sợ". Cô nói với tờ The New Paper: "Tôi bị rụng toàn bộ tóc sau đợt hóa trị thứ ba, mất cảm giác ngon miệng ngay sau đó và cảm thấy buồn nôn mỗi ngày”.
Khi căn bệnh diễn biến tồi tệ hơn, khối u bắt đầu chảy máu, dẫn đến việc cô phải xạ trị hằng ngày trong hơn một tháng. Cuối cùng, cô đã được phẫu thuật cắt tử cung triệt để và cho tới hôm nay, căn bệnh của cô đã thuyên giảm.
Với Ngày Nhận thức về HPV Quốc tế, cô Lim, người đã kết hôn được 16 năm, hy vọng câu chuyện của mình sẽ khuyến khích nhiều phụ nữ chủ động hơn và học cách tự bảo vệ mình khỏi virus HPV, giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Cô ấy cũng muốn làm sáng tỏ về con đường lây nhiễm HPV. Cô Lim nói: "Mọi người thường tin rằng chỉ những người có nhiều bạn tình mới nhiễm virus, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng.
"Tôi đã học được rằng virus có thể lây nhiễm từ sự tiếp xúc (thân mật) giữa da với da với bạn tình là người mang virus”.
Không hoạt động tình dục vẫn mắc HPV
Theo BS Chia Yin Nin, chuyên gia phụ khoa và ung thư tại Bệnh viện Gleneagles, HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung.
Bà chia sẻ: "Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn thế giới.
Điều quan trọng để phòng tránh bệnh là phải xóa bỏ sự kỳ thị rằng việc quan hệ bừa bãi có liên quan đến HPV”.
"Hai thập kỷ qua, phụ nữ ở độ tuổi 40 và thậm chí 70 không hoạt động tình dục đã được chẩn đoán mắc bệnh này. Tất cả chỉ cần một lần tiếp xúc với virus", BS Chia Yin Nin nói.
Bà khuyên phụ nữ nên làm xét nghiệm phết đồ âm đạo hoặc xét nghiệm HPV ít nhất ba năm một lần.
"Chỉ thông qua xét nghiệm, các bác sĩ mới có thể phát hiện ra những thay đổi đối với các tế bào trước khi chúng biến thành ung thư".
Mặc dù hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều thoáng qua, không xuất hiện các triệu chứng và tự khỏi, nhưng có những lúc chúng tồn tại và dẫn đến ung thư cổ tử cung.
HPV lây nhiễm thông qua tiếp xúc da với bộ phận sinh dục, tiếp xúc bộ phận sinh dục với bộ phận sinh dục và thậm chí các hoạt động tình dục không xâm nhập như vuốt ve hoặc mơn trớn, nơi có tiếp xúc với chất dịch cơ thể.
HPV được phân loại thành hai nhóm: Các chủng HPV nguy cơ thấp và nguy cơ cao. Nhóm nguy cơ thấp không gây ung thư nhưng lại gây ra mụn cóc sinh dục, nhóm thứ hai gây ung thư.
BS Chia Yin Nin, chuyên gia phụ khoa và ung thư tại Bệnh viện Gleneagles, Singapore. |
Triệu chứng
Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung bao gồm các đốm máu hoặc chảy máu nhẹ trong hoặc sau kỳ kinh nguyệt; chảy máu kinh nguyệt dài hơn và nhiều hơn bình thường; chảy máu sau khi quan hệ, thụt rửa hoặc khám phụ khoa; tăng tiết dịch âm đạo; đau khi quan hệ; chảy máu sau mãn kinh; đau vùng chậu hoặc đau lưng.
Trong khi tất cả phụ nữ trưởng thành được khuyên nên tự bảo vệ mình khỏi ung thư cổ tử cung bằng cách tiêm văcxin, bác sĩ Chia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bắt đầu khi còn trẻ.
"Tôi kêu gọi các bà mẹ có con gái từ 9 đến 14 tuổi, trước khi các bé gái bị phơi nhiễm, hãy tiêm văcxin cho các con, vì làm như vậy sẽ tăng tới 95% khả năng bảo vệ chống lại tất cả các bệnh ung thư cổ tử cung. Phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với vắc-xin có xu hướng mạnh mẽ hơn khi cơ thể đang phát triển".
BS Chia Yin Nin, chuyên gia phẫu thuật sản phụ khoa và ung thư phụ nữ cấp cao, Bệnh viện Gleneagles và BS Angeline Goh – chuyên gia nội thận cấp cao, Bệnh viện Mount Elizabeth sẽ tư vấn các vấn đề liên quan tới ung thư Cổ tử cung, buồng trứng, u xơ, u nang phần phụ và các vấn đề về suy thận, huyết áp, viêm cầu thận… vào ngày 1910/2019.
Xin đăng ký trước tại: Văn phòng đại diện y tế Parkway tại Hà Nội: tầng 5 số 110 Bà Triệu.
Hotline: 0988 155 855 và 0843083637