Nguồn ảnh: Phys.
Để có được phát hiện này, các nhà thiên văn học trường Đại học Case Western Reserve lần đầu tiên sử dụng kính viễn vọng 75 năm tuổi ở vùng núi phía Tây Nam Arizona, Mỹ.
Khi điều tra, họ phát hiện ra một đám vật thể phát ra kỳ lạ. Hóa ra là một đám mây khổng lồ của khí hydro bị ion hóa phun ra từ Thiên hà Xoáy nước và sau đó về cơ bản chúng “được nấu” bằng bức xạ từ lỗ đen trung tâm thiên hà M51.
Mihos và một nhóm cộng tác viên dẫn đầu là sinh viên sau đại học Aaron Watkins, và bao gồm cả giám đốc quan sát Case Western Reserve Paul Harding và nhà thiên văn học Đại học Wisconsin Matthew Bershady đã công bố phát hiện này trên tạp chí The Astrophysical Journal Letters.
“Chúng tôi biết một vài đám mây như thế này trong các thiên hà xa xôi, nhưng không phải trong một đám mây M51 dễ dàng quan sát như thế này. Đó là một điều đặc biệt”, Mihos nói.
Điều này mang lại cho các nhà thiên văn một cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu xem khí thải phát ra từ thiên hà và lỗ đen có thể tác động như thế nào đến các vùng mây hóa học cũng sản sinh ra từ chính nó.
Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)