Nguồn ảnh: Phys.
Hình ảnh này là một phần của một dự án gọi là FUGIN. Kính thiên văn Nobeyama 45m được đặt tại Đài Quan sát Nobeyama, gần Minamimaki, Nhật Bản. Kính thiên văn đã hoạt động từ năm 1982 và đã có nhiều đóng góp cho thiên văn học vô tuyến. Bản đồ này được thực hiện bằng bộ thu nhận FOREST mới được cài đặt trên kính thiên văn.
Khi chúng ta nhìn lên Dải Ngân hà , một ngôi sao và khí và bụi sẽ hiển hiện. Nhưng cũng có những đốm đen, trông như lỗ rỗng. Nhưng chúng không phải là những khoảng trống; chúng là những đám mây khí lạnh phân tử mà không phát ra ánh sáng nên khó nhìn thấy được. Để xem những gì đang xảy ra trong những đám mây tối này đòi hỏi phải có kính thiên văn vô tuyến như Nobeyama.
Chi tiết bản đồ mới này sẽ cho phép các nhà thiên văn nghiên cứu cả cấu trúc quy mô lớn và quy mô nhỏ một cách chi tiết. Bao gồm cung cấp dữ liệu mới về các cấu trúc lớn như cánh tay xoắn ốc và thậm chí toàn bộ Dải Ngân hà xuống các cấu trúc nhỏ hơn như các lõi đám mây phân tử riêng lẻ.
Để thu thập dữ liệu này, Kính đã quan sát thấy một khu vực có diện tích 130 dặm vuông, chiếm hơn 80% diện tích giữa các vĩ độ thiên hà -1 và +1 và các vĩ độ thiên hà từ 10 đến 50 độ và từ 198 đến 236 độ. Về cơ bản, bản đồ đã cố gắng quan sát các góc 1/3, 1/4 của thiên hà để nắm bắt các cánh tay xoắn ốc, cấu trúc mây khí bụi và vòng phân tử khí.
Huỳnh Dũng
(theo Phys)