Kinh ngạc với phát hiện trong thiên hà lạ cách 11 tỷ năm

Một nhóm nghiên cứu quốc tế tìm thấy loại bụi liên sao có nguồn gốc từ thiên hà Milky Way nhưng nó lại cũng có trong một thiên hà lạ xa xôi cách Trái Đất 11 tỷ năm ánh sáng.
thiên hà lạ

Nguồn ảnh: Phys.

Loại bụi này hiếm thấy ở các thiên hà khác, phát hiện mới này đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu loại bụi liên sao đặc biệt này được hình thành như thế nào.

Thiên hà lạ này là các cấu trúc phức tạp bao gồm nhiều phần riêng lẻ, chẳng hạn như sao, khí, bụi và vật chất tối. Mặc dù bụi chỉ đại diện cho một phần nhỏ của tổng số lượng vật chất trong một thiên hà, nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành sao và chi phối ánh sáng từ các ngôi sao khi thoát khỏi các thiên hà. Hạt bụi có thể hấp thụ và phân tán ánh sáng.

Bụi trong thiên hà Milky Way bao gồm các hạt carbon, silic, sắt, nhôm và các nguyên tố nặng khác, đặc biệt là có hàm lượng bụi carbon rất cao, vốn rất hiếm thấy ở các thiên hà khác.

Nhưng giờ đây, loại bụi thiên hà Milky Way này bất ngờ được tìm thấy trong một thiên hà lạ cách tận 1 tỷ năm ánh sáng, qua việc theo dõi một vụ nổ tia gama.

Vụ nổ tia gama này là kết quả của một ngôi sao tên là GRB180325A bị chết đi.

Tuy nhiên, hiện giới khoa học đang phân vân không biết lý do tại sao một phần bụi trong thiên hà Milky Way loại tham gia/có mặt trong vụ nổ sao ở thiên hà lạ cách tận 11 tỷ năm ánh sáng xa xôi đến như vậy.

Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)

Theo Đời sống
back to top