Tìm thấy helium dày đặc trong khí quyển hành tinh lạ

Cho đến nay, nghiên cứu về không khí ngoại hành tinh trong vũ trụ rất được quan tâm. Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học phát hiện helium trong bầu khí quyển của một hành tinh lạ, một nghiên cứu mới cho hay.
helium

Nguồn ảnh: Phys.

Các mô hình lý thuyết ban đầu dự đoán rằng helium phải là một trong những nguyên tố dễ phát hiện nhất trong bầu khí quyển ngoại hành tinh, nhưng cho đến bây giờ, nó vẫn chưa được nhìn thấy.

Nhưng mới đây, khi các nhà nghiên cứu khám phá hành tinh lạ có tên WASP-107b, được mệnh danh là Sao Mộc nóng nằm cách Trái Đất 200 năm ánh sáng trong chòm sao Xử Nữ, được phát hiện vào năm 2017, có đường kính ngang Sao Mộc nhưng chỉ bằng 1/8 khối lượng Sao Mộc, họ bất ngờ tìm thấy lượng lớn helium trong khí quyển hành tinh này.

Hành tinh WASP-107b nằm gần ngôi sao chủ của nó, lớn gấp 8 lần so với Sao Thủy, hoàn thành một quỹ đạo mỗi 5,7 ngày Trái Đất. Với nhiệt độ cao 932 độ F (500 độ C), bầu khí quyển của hành tinh này là một trong những bầu không khí nóng nhất trong số những hành tinh ngoại lai đã biết.

Spake và đồng nghiệp đã dùng Kính viễn vọng Không gian Hubble của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) để nghiên cứu nó trong môi trường bước sóng hồng ngoại. Bằng cách phân tích ánh sáng truyền qua bầu khí quyển của WASP-107b, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định helium ở trạng thái kích thích nhờ xác định dao động cơ học lượng tử giữ electron của nguyên tử ở trạng thái năng lượng cao hơn 2 giờ.

Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)

Theo Đời sống
back to top