Thường sơn chữa sốt rét

Thường sơn còn gọi là hoàng trường sơn, kê niệu thảo. Cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi nước ta. Dưới đây là một số tác dụng cụ thể của thường sơn.

Cây thường sơn trị bệnh

Theo tài liệu cổ thường sơn có vị đắng, tính hàn, có độc, vào 3 kinh phế, tâm và can. Có tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt, hành thủy. Thường sơn là một vị thuốc được dùng lâu đời trong đông y, có tác dụng chữa sốt, sốt rét.

*Chữa sốt rét: Thường sơn, bing lang, thảo quả, cát căn, sắc nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Theo kinh nghiệm hễ sốt nhiều, rét ít thì người ta tăng liều cát căn lên tới 10g, ngược lại nếu rét nhiều sốt ít hơn thì người ta tăng liều thảo quả 3-4g.

Hoặc dùng cao thường sơn (rễ), binh lang, miết giáp, ô mai, táo đen, cam thảo, sinh khương thêm nước vào sắc kỹ, lọc và cô đặc còn 3g. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 3g. Toàn liều điều trị chừng 12-18g là khỏi.

* Chữa sốt thường: rễ thường sơn, cam thảo, nước. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn, Học viện YDHCTVN

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top