Thuốc bổ phế, kiện tỳ phòng chống bệnh truyền nhiễm

(khoahocdoisong.vn) - Mùa xuân dễ phát sinh các bệnh truyền nhiễm nên phải bồi bổ chính khí, trừ phong thấp để phòng tránh dịch bệnh.

Theo cổ nhân, mùa xuân, khí dương trong giới tự nhiên bắt đầu thăng phát, vạn vật hồi sinh, các cơ quan tạng phủ trong nhân thể cũng theo đó mà tăng cường năng lực hoạt động nên cần rất nhiều các chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát dục. Bởi vậy, việc lựa chọn và sử dụng hợp lý các đồ ăn thức uống và thuốc bổ chính khí trong Đông y là rất hữu ích.

Hơn nữa, mùa xuân tiết trời ấm áp, nhiều gió, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, dễ gây nên các bệnh truyền nhiễm nên việc bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể càng hết sức cần thiết, đặc biệt với những người có thể chất hư yếu, mắc bệnh mạn tính, người già, trẻ em.

Mùa xuân thời tiết rất dễ biến động, lúc mưa lúc tạnh, lúc lạnh lúc nóng, rất dễ bị thương phong cảm mạo, lại nhiều gió và sương mù khiến các bệnh viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, viêm khớp dạng thấp hay phát tác và nặng thêm.  Do đó phải trọng dụng các thuốc phòng phong trừ thấp. 

Đông y cho rằng, phế là tạng ở cao nhất, non nớt, dễ bị ngoại tà hàn nhiệt xâm phạm; tỳ là tạng thích táo ghét thấp, chủ về vận hóa thủy thấp. Bởi vậy, ở những người phế khí, tỳ khí hư nhược rất dễ bị phát bệnh vào mùa xuân nên phải chú ý bổ phế, kiện tỳ để phòng phong trừ thấp. 

Thuốc bổ phế, kiện tỳ, trừ phong thấp gồm:

 Nhân sâm: Vị ngọt, tính hơi ấm, có công dụng đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế, sinh tân an thần. Có thể dùng dưới nhiều dạng khác nhau như trà tan, kẹo sâm, thái vụn hãm uống, ngâm rượu hoặc mật ong. Thông thường mỗi ngày dùng 5-10g, tốt nhất là ngâm nước lạnh qua một đêm rồi đem chưng cách thủy nửa tiếng rồi uống nước, ăn cái.

Hoàng kỳ: Vị ngọt, tính hơi ấm, có công dụng bổ khí cố biểu, sinh huyết sinh cơ, lợi thủy, điều bổ phần khí của nhân thể từ biểu đến lý, từ trong ra ngoài. Có thể dùng độc vị mỗi ngày 15g thái vụn hãm hoặc sắc uống.

 Hoàng tinh: mùa xuân tiết trời ấm áp, nhiều gió, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, dễ gây nên các bệnh truyền nhiễm nên việc bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể càng hết sức cần thiết, đặc biệt với những người có thể chất hư yếu, mắc bệnh mạn tính, người già, trẻ em. Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ khí, dưỡng vị âm, nhuận tâm phế, được coi là “diệu dược” để bổ trung ích khí, có thể dùng để thay thế cho sâm kỳ. Có thể dùng 30g kết hợp với các vị thuốc khác như sơn tra 25g, hà thủ ô 15g, sắc uống hoặc đem hầm với 500g thịt lợn nạc hoặc thịt bò, thịt dê làm canh ăn.

Phòng phong: Vị cay ngọt, tính hơi ấm, có công dụng phát biểu tán phong, trừ thấp chỉ thống, được sách “Dược loại pháp tượng” coi là diệu dược để trừ phong tà ở phần trên của cơ thể. Có thể dùng dưới dạng sắc hoặc hãm uống thay trà với liều 10-12g mỗi ngày.

 Bạch truật: Vị đắng ngọt, tính ấm, có công dụng bổ tỳ ích khí, táo thấp lợi thủy, cố biểu chỉ hãn. Có thể dùng kết hợp với các vị thuốc khác như nhân sâm, cam thảo, bạch linh hoặc dùng độc vị với liều 12-15g mỗi ngày, sắc hoặc thái vụn hãm uống thay trà.

ThS Hoàng Khánh Toàn (nguyên Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top